Tắm khuya bị đột quỵ có đúng không, làm sao để phòng ngừa?
Có nhiều trường hợp tắm khuya bị đột quỵ khiến nhiều người lo lắng. Vậy tắm khuya có thể dẫn đến đột quỵ hay không và tắm khi nào thì an toàn nhất?
Tắm khuya có thể dẫn đến đột quỵ hay không?
MỤC LỤC:
Những điều cần biết về đột quỵ
Tắm khuya bị đột quỵ có đúng không?
Nguyên nhân gây đột quỵ khi tắm
Phòng ngừa đột quỵ khi tắm
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não với thuốc hoạt huyết Đông y
Những điều cần biết về đột quỵ
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 5 và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn tật trên toàn cấu.
Đột quỵ xảy ra khi mạch máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến não bị cục máu đông chặn lại hoặc vỡ (đứt).
Khi điều đó xảy ra, một phần não không thể nhận được máu (và oxy) cần thiết, do đó não và các tế bào não sẽ chết.
Nó có thể xảy ra do cục máu đông cản trở dòng máu chảy lên não (gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ) hoặc do mạch máu vỡ và ngăn cản dòng máu chảy lên não (gọi là đột quỵ xuất huyết).
Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ có thể bao gồm tê liệt đột ngột, lú lẫn, mất thị lực, chóng mặt và đau đầu dữ dội.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não
Tắm khuya bị đột quỵ có đúng không?
Nhiều người tin rằng việc tắm khuya có liên quan tới đột quỵ do hầu hết các trường hợp xảy ra đều liên quan tới việc đi tắm muộn.
Thân nhiệt cũng như nhiệt độ môi trường thường thấp hơn vào sáng sớm hoặc ban đêm.
Nếu tắm vào những thời điểm này, nhiệt độ của nước có thể khiến các mạch máu đột ngột co lại hay giãn nở để đáp ứng với sự thay đổi nhiệt độ.
Khi một mạch máu đột nhiên bị co thắt, rất dễ gây đột quỵ do nhồi máu não, hoặc co thắt động mạch vành đột ngột dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp tính.
Điều này lý giải vì sao đột quỵ hay xảy ra ở người tắm khuya hay quá sớm.
Tuy nhiên, không phải chỉ có hai thời điểm này mà ở bất kỳ lúc nào, tắm không đúng cách đều có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Nguyên nhân gây đột quỵ khi tắm
Những yếu tố khiến cho đột quỵ thường xảy ra trong phòng tắm bao gồm:
Thay đổi huyết áp đột ngột
Tiếp xúc đột ngột với nước lạnh làm tăng trương lực giao cảm.
Kích thích này gây giảm nhiệt độ da nhanh chóng và tăng huyết áp.
Ở những người mắc bệnh cao huyết áp, tăng huyết áp đột ngột có thể gây đứt mạch máu, xuất huyết và đột quỵ.
Nhiệt độ thay đổi đột ngột
Tắm trong nước quá lạnh (nhiệt độ nước dưới 26°C) hoặc quá nóng (nhiệt độ nước trên 44°C) có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim.
Cơ thể có cơ chế điều chỉnh nhanh chóng để phù hợp với thay đổi bên ngoài. Điều này thường gây ra áp lực đột ngột tới các động mạch và mao mạch.
Các mạch máu dưới áp lực có thể bị biến dạng, thậm chí vỡ ra, gây tắc nghẽn và cản dòng chảy của máu tới tim, gây ra ngừng tim.
Trình tự tắm không đúng cách
Nhiều người thường làm ướt đầu trước khi làm ướt người.
Đây là một thói quen không tốt vì nó thể gây ra chênh lệch nhiệt độ đột ngột, tạo áp lực có thể dẫn đến vỡ động mạch hoặc mao mạch.
Đột quỵ thường xảy ra trong phòng tắm
Phòng ngừa đột quỵ khi tắm
Hạn chế tắm khuya sau 11h đêm và vào sáng sớm khi mới thức dậy.
Tránh làm ướt đầu và tóc trước trong khi tắm để tránh những thay đổi đột ngột về huyết áp.
Làm ướt cơ thể đúng cách: bắt đầu từ bàn chân và lên cao hơn dần.
Điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp, không nên tắm quá lạnh hoặc quá nóng.
Không ngâm mình trong bồn tắm hay đứng dưới vòi hoa sen quá lâu.
Cẩn thận với việc có thể té ngã và chấn thương trong phòng tắm, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
Cuối cùng, giảm nguy cơ đột quỵ liên quan đến việc duy trì lối sống lành mạnh, quản lý các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn và tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi cần thiết.
Yếu tố nguy cơ bao gồm huyết áp cao, hút thuốc, tiểu đường, cholesterol cao, ít vận động, các tình trạng tim mạch khác đều phải được kiểm soát tốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não với thuốc hoạt huyết Đông y
Theo Đông y, tình trạng xuất huyết não, nhồi máu não, thiếu máu não thoáng qua đều thuộc vào phạm trù chứng trúng phong.
Trúng phong còn gọi là “thốt trúng” nghĩa là bệnh phát sinh cấp, nhanh, đột ngột, với các triệu chứng như bán thân bất toại, mồm méo, nói khó, nặng thì bất tỉnh nhân sự.
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng. Bệnh có thể là do tác động bên ngoài như thời tiết thay đổi đột ngột hoặc căng thẳng làm cho Can phong nội động, khí huyết nghịch loạn.
Cũng có khi là do uống rượu nhiều, ăn nhiều chất béo mỡ khiên tỳ vị tích trệ, lâu ngày hóa nhiệt gây ra chứng phong động.
Âm hư huyết ít, khí hư vận hóa suy giảm gây ra huyết ứ cũng có thể dẫn tới đột quỵ.
Trúng phong bản chất là hư chứng, để ngăn ngừa bệnh cần thanh nhiệt giải độc, bình can tức phong, an thần hoạt huyết.
Đồng thời cũng cần cải thiện chức năng vận hóa của tỳ vị, tăng cường chính khí và đẩy lùi tà khí ra bên ngoài.
Cơ thể khỏe mạnh, khí huyết dồi dào, lưu thông dễ dàng là gốc ngăn ngừa mọi bệnh tật.
Việc điều trị cần hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông khí huyết và ngăn ngừa tắc nghẽn bên trong cơ thể. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ và các biến cố tim mạch, mạch máu khác.
Bài thuốc hoạt huyết Đông y tăng cường lưu thông máu, thường được dùng để trị các chứng huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi thể huyết ứ; hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Thuốc hoạt huyết Đông y dạng viên nén (ví dụ Hoạt Huyết Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu
Chỉ định: Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não. Liều dùng, cách dùng: Lưu ý: Chống chỉ định: Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Sản xuất bởi: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022 |