Tại sao viêm đường hô hấp trên ở trẻ em rất phổ biến và nguy hiểm?
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là bệnh rất phổ biến, dễ gây nhiễm trùng nặng và những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị. Nguyên nhân nào khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp?
Trẻ rất dễ bị viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em là bệnh gì?
Các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu họng, xoang, thanh quản. Đường hô hấp trên có nhiệm vụ lấy không khí từ bên ngoài cơ thể, sưởi ấm, lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Viêm đường hô hấp trên là một bệnh nhiễm trùng xảy ra ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm:
- Cảm lạnh
- Viêm nắp thanh quản
- Viêm thanh quản
- Viêm đau họng
- Viêm xoang
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trung bình bị viêm đường hô hấp trên khoảng 6-10 lần mỗi năm.
Cấu tạo đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ
Bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em do đâu?
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em có thể do nhiều loại virus hoặc vi khuẩn khác nhau gây ra. Trẻ có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người bị bệnh hoặc do tiếp xúc với bề mặt của vật bị nhiễm virus, vi khuẩn rồi sau đó chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt của mình.
Viêm đường hô hấp là bệnh rất phổ biến và ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, một số nhóm người có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao vì chúng thường vui chơi, sinh hoạt, học tập cùng những đứa trẻ khác có thể đang mang virus trong khi chưa có ý thức phòng bệnh cao.
Trẻ em cũng thường chơi đồ chơi rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng trong khi chưa có ý thức rửa tay thường xuyên. Điều này cho phép các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập hơn.
Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng có sức đề khám kém nên dễ bị nhiễm bệnh. Sau khi bị viêm đường hô hấp trên thì dễ bội nhiễm và biến chứng xuống đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi.
Một nguyên nhân khác khiến trẻ hay bị viêm đường hô hấp trên là do trẻ bị dị ứng với các dị nguyên khác nhau có trong không khí, trong bụi, hoặc do tác động của hóa chất, khói thuốc lá dẫn đến kích ứng mũi họng và gây viêm.
Trẻ nhỏ thường đưa tay lên mắt mũi miệng nên dễ bị nhiễm trùng
Triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp trên thường có các triệu chứng sau:
- Ho, ho có đờm
- Hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi
- Sốt
- Chán ăn, ăn ít
- Quấy khóc, cáu bẳn
- Trẻ lớn có thể kêu đau mỏi người, đau đầu.
Trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu đơn lẻ hoặc kết hợp. Các triệu chứng thường kéo dài khoảng 1 tuần, các triệu chứng ở mũi và ho có thể kéo dài hơn, trong một số trường hợp có thể lên đến 4 tuần.
Phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em như thế nào?
Để phòng ngừa viêm đường hô hấp trên ở trẻ em, cần nâng cao hệ miễn dịch của trẻ và hạn chế sự tiếp xúc và đường lây truyền của tác nhân gây bệnh.
Một số biện pháp quan trọng cần áp dụng cho trẻ như:
- Rửa tay cho trẻ và dạy trẻ rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh
- Dạy trẻ không được đưa tay lên mắt, mũi, miệng
- Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời lạnh
- Không để trẻ nằm điều hòa quá lạnh
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi đường
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá
- Tiêm phòng đầy đủ và đúng thời điểm cho trẻ
Cha mẹ nên tiêm phòng đầy đủ cho con để nâng cao miễn dịch cho trẻ
Cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Bệnh viêm đường hô hấp trên thường là do virus gây ra. Do vậy, cơ thể cần có thời gian để hồi phục bệnh. Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học, ở nhà nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
Nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Có thể là nước lọc, nước ép hoa quả, sữa... Sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt mũi để làm thông mũi, hoặc thuốc kháng histamine giúp giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Thuốc hạ sốt có thể được dùng nếu trẻ bị sốt trên 38,5oC.
Trường hợp viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh cho trẻ là cần thiết, tuy nhiên cha mẹ nên tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh nhờn thuốc, kháng thuốc, giảm hiệu quả điều trị.
Với các loại thuốc giảm ho, nên cẩn trọng khi cho trẻ dùng. Trẻ em dưới 2 tuổi không nên dùng các loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ và giảm ho do ức chế trung tâm ho ở hành não. Với trẻ lớn hơn, để giảm cơn ho và đau họng, có một cách an toàn là sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược, điển hình như Dung dịch xịt họng Nhất Nhất.
Cần lưu ý, không có thuốc nào chữa khỏi ho hoặc các triệu chứng viêm đường hô hấp trên do virus gây ra. Các thuốc và các phương pháp hỗ trợ chỉ có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng, khiến trẻ thoải mái hơn. Các triệu chứng sẽ hết khi hệ miễn dịch của cơ thể đủ mạnh và chống lại virus.
Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường dưới đây, nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:
- Ho kéo dài hơn 4 tuần
- Sốt kéo dài trên 3 ngày. Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, khi bị sốt từ 38°C trở lên cần đi khám ngay
- Thở nhanh hoặc khó
- Buồn ngủ hoặc hôn mê gia tăng
- Trẻ không muốn uống nước, sữa và không đi tiểu.
Xịt họng Nhất Nhất giúp hỗ trợ giảm ho, đau họng, ngứa họng cho trẻ
Trẻ bị ho do viêm đường hô hấp trên có thể rất khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Dung dịch Xịt họng Nhất Nhất có thành phần thảo dược, do vậy đảm bảo an toàn, lành tính, có thể sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng ho, ngứa họng, giúp trẻ dễ chịu hơn.
Dung dịch Xịt họng Nhất Nhất có vòi xịt dài, tác dụng tại chỗ vùng hầu họng, do đó sẽ có tác dụng ngay, hỗ trợ giảm nhanh kích ứng họng, hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản.
Với trẻ dưới 1 tuổi, sử dụng Xịt họng Nhất Nhất khá an toàn, tuy nhiên bệnh rất dễ tiến triển nhanh gây viêm phế quản, viêm phổi, do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát các triệu chứng của trẻ để đưa trẻ đi khám kịp thời.
Dung dịch Xịt Họng Nhất NhấtNếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác Hỗ trợ: Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |