Tại sao trẻ đang ngủ tự nhiên giật mình khóc thét và cách khắc phục

06-01-2017 19:12:23

Bố mẹ thường rất lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét. Nguyên nhân là gì và cách xử lý như thế nào là tốt nhất để giúp cho trẻ sớm có được giấc ngủ trở lại?

Trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét có tác hại rất lớn. Tình trạng này khiến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của trẻ bị giảm sút. Hơn nữa, cả gia đình sẽ cảm thấy lo lắng bất an cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Nguyên nhân khiến trẻ hay khóc thét, giật mình khi ngủ

Có thể do sinh lý hoặc bệnh lý của trẻ:

Về bệnh lý

  • Trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi do không được chăm sóc chu đáo. Và điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ, khiến trẻ vô cùng khó chịu.
  • Trẻ đùa nghịch trước khi đi ngủ quá nhiều cũng khiến trạng thái thần kinh bị kích thích.

Trẻ khóc thét khi ngủ và cách khắc phục ba mẹ nên biết

  • Cha mẹ quát mắng trẻ nhiều cũng là một nguyên nhân làm trẻ bị ám ảnh, sợ hãi dẫn đến giấc ngủ chập chờn, thường giật mình tỉnh giấc và khóc thét vào giữa đêm khuya.
  • Nếu trẻ ít được tắm nắng hoặc uống ít sữa mỗi ngày thì rất dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng dẫn đến thể trạng suy nhược và từ đó giấc ngủ của trẻ cũng bị suy nhược.
  • Cha mẹ không tạo được tình thương đối với trẻ hoặc thay đổi môi trường sống cũng sẽ khiến trẻ rối loạn tâm lý, từ đó khiến giấc ngủ không còn được tròn vẹn như trước nữa.

Vì sao trẻ khóc thét khi ngủ?

Về sinh lý

  • Trong 3 tháng đầu, trẻ rất thường hay bị tình trạng này, dân gian thường gọi là “khóc dạ đề”. Nguyên nhân là do nhu động ruột của trẻ ở giai đoạn này vẫn chưa ổn định.
  • Nếu nhu động ruột tăng lên, sẽ gây cho trẻ những cơn đau bụng dữ dội và làm trẻ khóc thét lên. Đến khi trẻ được 6 tháng tuổi trở đi, tình trạng này sẽ chấm dứt nhờ hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện và không còn bị đau nữa.

Đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng để bé không khóc thét khi ngủ

Cách khắc phục trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét

Sau khi tìm hiểu xong các nguyên nhân ở trên, các mẹ sẽ tìm được lý do nào ứng với hoàn cảnh của bé hiện tại. Từ đó có cách khắc phục một cách hữu hiệu nhất:

  • Hạn chế cho trẻ đùa nghịch quá nhiều trước khi đi ngủ.
  • Bố mẹ cũng không nên quát mắng trẻ nhiều hoặc tạo sức ép lên trẻ quá mức. Thay vào đó nên quan tâm tới cảm xúc của trẻ nhiều hơn nữa.

Trẻ giật mình khi ngủ có thể do đùa nghịch quá mức trước khi ngủ

  • Kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của bé: số lượng sữa, lượng thức ăn dặm cũng như số giờ bé ngủ đã đủ tiêu chuẩn chưa. Nếu những điều kiện đó được đáp ứng đầy đủ thì giấc ngủ của trẻ mới ổn được.
  • Nếu trẻ hay cáu gắt, mệt mỏi và quấy khóc trong thời gian dài thì có thể là do bé đang còi xương do thiếu vitamin D. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám, cùng với việc cho trẻ tắm nắng thường xuyên hơn.
  • Trường hợp thấy trẻ sơ sinh đang ngủ bỗng nhiên khóc thét dữ dội, bỏ bú, ưỡn người kèm theo nôn mửa và đi ngoài ra máu… thì rất có thể bé đã bị lồng ruột. Hiện tượng này rất nguy hiểm nên khuyến cáo bố mẹ phải đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Clip: Chữa chứng khóc đêm ở trẻ và những điều cần lưu ý khi trẻ khóc đêm. Nguồn: THĐT

 

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus //