Tại sao ra mồ hôi tay cần bồi bổ khí huyết để trị dứt điểm?
Ra mồ hôi tay là tình trạng thường gặp ở nhiều người nhất là vào mùa nóng hoặc ẩm nhiều. Lý giải nguyên nhân ra mồ hôi tay và cách điều trị dứt điểm.
Ra mồ hôi tay gây nhiều phiền toái cho người bệnh
Để lý giải nguyên nhân tại sao ra mồ hôi tay, cần biết về tuyến mồ hôi và cách thức hoạt động của tuyến mồ hôi trong cơ thể.
Mồ hôi là gì?
Trong y khoa, tuyến mồ hôi thường được mô tả là ống dẫn nằm ở vùng dưới của hạ bì. Khi các tế bào thần kinh bị tác động bởi một yếu tố tâm lý nào đó sẽ dẫn đến hiện tượng ra nhiều mồ hôi. Tuyến mồ hôi cũng được phân làm 2 loại:
Tuyến mồ hôi đầu hủy còn được gọi với thuật ngữ tiếng Anh là Apocrine: tuyến mồ hôi này chủ yếu xuất hiện ở bộ phận sinh dục, hậu môn và nách. Tuyến mồ hôi này thường bao gồm axit béo, muối, các protein và nước. Tuy nhiên, tuyến mồ hôi đầu hủy xuất hiện ở vùng kín và nách thường có mùi hôi và màu vàng do axit béo và protein bị chuyển hóa.
Tuyến mồ hôi toàn vẹn còn được gọi với thuật ngữ tiếng Anh là Eccrine: tuyến mồ hôi này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên toàn cơ thể nhưng thường gặp nhất là chân và tay. Trong tuyến mồ hôi này thường bao gồm chất khoáng, muối và nước. Đồng thời, ở độ tuổi dậy thì tuyến mồ hôi toàn vẹn hoạt động nhiều hơn và có sự liên kết với nội tiết cũng như sự phát triển của cơ thể.
Giải phẫu tuyến mồ hôi trong cơ thể
Tại sao ra mồ hôi tay?
Sự chế tiết mồ hôi được kiểm soát bởi hai cơ chế là thần kinh và thể dịch, trong đó cơ chế thần kinh là chủ yếu. Khi hệ thống thần kinh giao cảm kiểm soát sự bài tiết mồ hôi bị kích thích bởi các yếu tố như nhiệt độ môi trường tăng cao, lao động nặng nhiều, lo sợ, đói, và một số bệnh lý khác, các tuyến sẽ bị kích hoạt và mồ hôi được tiết ra ngoài.
Người mắc chứng tăng tiết mồ hôi tay chân có thể bị ra mồ hôi bất cứ khoảng thời gian nào, kể cả vào mùa Đông, lòng bàn tay, bàn chân luôn ẩm ướt, nhớp dính hoặc nghiêm trọng hơn là mồ hôi nhỏ thành giọt gây cản trở sinh hoạt, mất tự tin khi giao tiếp. Bệnh có thể di truyền, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên 28% nếu gia đình có người bị đổ mồ hôi nhiều.
Tăng tiết mồ hôi tay là hiện tượng thường xuyên ra mồ hôi, sau khi hoạt động lại càng ra nhiều, thường là do mỏi mệt, ốm yếu, sợ lạnh. Đông y cho là do khí hư gây nên. Người đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe sau bệnh nặng, thể chất suy nhược cực độ thường sẽ có những biểu hiện này.
Mất ngủ, suy nhược cơ thể có thể dẫn đến tăng tiết mồ hôi tay
Điều trị ra mồ hôi tay bằng cách nào hiệu quả nhất?
Bệnh ra mồ hôi tay là bệnh lý khó điều trị triệt để. Có một số biện pháp thông dụng hiện nay bao gồm:
Sử dụng chất chống mồ hôi dùng ngoài
Bản chất của chất chống mồ hôi là thuốc trị mồ hôi tại chỗ dùng bôi thoa, xịt ngoài da chứa thành phần hóa học chính là muối nhôm. Khi tiếp xúc với da, mồ hôi sẽ hòa tan và kéo các hạt muối nhôm vào lỗ chân lông, tạo thành nút bít kín ống dẫn mồ hôi, ngăn mồ hôi thoát ra ngoài.
Tác dụng của chất chống mồ hôi có thể duy trì tối đa từ 24 – 48 tiếng tùy loại. Trước khi bôi chất chống mồ hôi nên rửa sạch, lau khô tay chân và sử dụng vào buổi tối, nếu mồ hôi vẫn ra có thể thoa lại vào ban ngày.
Chất chống mồ hôi có thể gây kích ứng, khiến da nóng rát, dày sẩn, mẩn đỏ khi dùng thường xuyên.
Mặc dù rất tiện dụng, nhưng chất chống mồ hôi chỉ là biện pháp tình thế giúp ngăn mồ hôi tay chân tạm thời, do đó, chỉ nên dùng khi cần thiết.
Chất bôi ngoài như phấn rôm có hiệu quả ngắn hạn trong việc giảm ra mồ hôi tay
Thuốc Tây y điều trị mồ hôi tay chân
Nếu chất chống mồ hôi ngoài da không hiệu quả, thuốc uống có thể được các bác sĩ kê đơn, thường dùng là các thuốc kháng cholinergic (glycopyrolate, oxybutynin, propantheline…) hoặc thuốc chẹn beta (atenolol, metoprolol…). Hai nhóm thuốc này có hiệu lực mạnh hơn vì làm ức chế hệ thần kinh giao cảm.
Thuốc uống không chỉ làm giảm mồ tay chân mà còn ức chế tiết mồ hôi trên toàn cơ thể, hiệu quả kéo dài trong vòng 4 – 6 tiếng sau khi uống.
Tuy nhiên, người bệnh cần phải thận trọng và tuân thủ chỉ định của bác sỹ khi dùng các thuốc này vì dễ gặp tác dụng phụ như bí tiểu, loạn nhịp tim, táo bón, khô miệng, tụt huyết áp, nhìn mờ, chóng mặt…
Thảo dược trị chứng ra mồ hôi tay
Nếu lo ngại tác dụng phụ của thuốc Tây, phương pháp trị mồ hôi tay chân từ thảo dược là lựa chọn an toàn, lành tính hơn cho người bệnh. Giải pháp này cũng được đánh giá cao bởi hiệu quả giảm tiết mồ hôi tốt và lâu dài. Tuy nhiên các bài thuốc này đòi hỏi người bệnh phải sắc thuốc uống hàng ngày nên khá bất tiện. Một số thảo dược thông dụng bao gồm: Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ…
Điều trị ra mồ hôi tay bằng bài thuốc Đông y bổ khí huyết
Có một phương pháp khác hiệu quả hơn trong việc chữa trị chứng ra mồ hôi tay đó là tìm về căn nguyên gây bệnh để điều trị.
Đông y nhận định chứng ra mồ hôi tay là do cơ thể suy nhược, khí hư mà thành. Vì vậy, việc sử dụng các bài thuốc bổ giúp điều chỉnh lại trạng thái suy nhược của cơ thể sẽ có vai trò quan trọng trong việc chấm dứt tình trạng bệnh. Trong đó phải kể đến bài thuốc Thập toàn đại bổ trong Đông y gồm 10 vị thuốc được phối ngũ một cách hoàn hảo giúp tăng cường tuần hoàn, nâng cao sức đề kháng, bồi bổ khí huyết.
Bài thuốc có thể dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật, phụ nữ mới sinh cần bồi bổ sức khỏe.
Người bị ra mồ hôi tay chân kèm theo các dấu hiệu cơ thể suy nhược, thiểu năng tuần hoàn, có thể tham khảo sử dụng bài thuốc Thập toàn đại bổ để sử dụng an toàn và hiệu quả.
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, • Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; • Phụ nữ mới sinh NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |