Sổ mũi nhức đầu: Không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh cảm cúm
Sổ mũi nhức đầu là một vấn đề gặp phải thường xuyên, ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Xác định nguyên nhân là điều quan trọng giúp cho việc điều trị và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Sổ mũi, nhức đầu là vấn đề sức khỏe gặp phải rất thường xuyên
MỤC LỤC
Nguyên nhân gây sổ mũi nhức đầu
Điều trị sổ mũi đau đầu như thế nào?
Nguyên nhân gây sổ mũi nhức đầu
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng sổ mũi và nhức đầu. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến gồm:
Cảm lạnh và cúm
Cảm lạnh và cúm là những bệnh lý đường hô hấp gặp phải thường xuyên nhất, nguyên nhân chính là do virus lây lan và gây bệnh.
Chúng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và những người có sức đề kháng kém.
Một người có thể bị cảm cúm một hoặc nhiều lần trong năm.
Sổ mũi và đau đầu là những dấu hiệu thường thấy trong giai đoạn đầu ở cả cảm lạnh và cảm cúm.
Virus phát triển gây ra kích ứng tại mũi và cổ họng, khiến cho các xoang bị viêm, sưng lên và chứa đầy dịch lỏng. Áp lực trong xoang tăng lên có thể dẫn đến đau đầu và chảy nước mũi.
Triệu chứng điển hình của cảm lạnh và cúm
Viêm mũi xoang
Viêm mũi xoang là tình trạng lớp niêm mạc xoang cạnh mũi bị nhiễm trùng hay kích ứng, gây viêm, sưng tấy và tắc nghẽn ở một hay nhiều xoang.
Nó có thể do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn hoặc nấm, thường xuất hiện sau cảm cúm hoặc dị ứng.
Áp lực xoang tăng lên gây ra các triệu chứng đặc trưng gồm: sổ mũi, đau đầu và đau nhức xoang.
Ngoài ra, người bị viêm xoang còn gặp phải các triệu chứng sau:
- Nặng mặt, nặng quanh mắt, hoặc mũi
- Mệt mỏi
- Ho
- Đau răng
- Dịch mũi trong hoặc có lẫn mủ vàng, mủ xanh
- Cảm giác đầy trong tai
- Có thể có sốt, ớn lạnh
Dị ứng
Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức khi tiếp xúc với các dị nguyên như thực phẩm, phấn hoa hoặc lông động vật...
Phản ứng dị ứng đường thở thường gây ra hiện tượng hắt hơi, chảy nước mũi liên tục.
Sự tích tụ các chất dịch trong xoang gây tắc nghẽn xoang dẫn đến đau đầu.
Trong trường hợp này, điều trị dị ứng chỉ có hiệu quả giảm bớt tình trạng sổ mũi nhưng không làm dịu đi những cơn đau đầu do viêm xoang gây ra.
Nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra, khiến chất lỏng tích tụ trong ống tai.
Chất lỏng trong tai có thể chảy xuống mũi gây nhiễm trùng mũi, sổ mũi. Áp lực do chất lỏng tích tụ trong tai có thể gây đau đầu.
Nhiễm trùng tai phổ biến ở trẻ nhỏ hơn so với người trưởng thành, thường xảy ra sau khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm.
Virus hợp bào hô hấp (RSV)
Virus hợp bào hô hấp RSV gây nhiễm trùng ở mũi, họng và phổi.
Đây là nguyên nhân chính gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ em dưới 2 tuổi. Người lớn đôi khi cũng có thể mắc bệnh.
Ở trẻ em và người khỏe mạnh, virus gây ra các triệu chứng tương tự với cảm lạnh thông thường như nghẹt mũi hoặc sổ mũi và đau đầu nhẹ.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm: sốt, ho, đau họng, thở khò khè hoặc khó thở, mệt mỏi, chán ăn...
Polyp mũi
Polyp mũi là sự phát triển của khối u lành tính trên lớp niêm mạc mũi hoặc hốc xoang, có thể xảy ra ở cả hai bên mũi.
Đây là hậu quả của viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng xoang mãn tính hoặc hen suyễn kéo dài không được điều trị đúng cách.
Polyp mũi nhỏ có thể không gây ra triệu chứng. Các khối hoặc nhóm polyp mũi phát triển lớn hơn có thể gây tắc nghẽn trong mũi và xoang hoặc dẫn đến các vấn đề về hô hấp khác.
Tắc nghẽn chất nhầy thường dẫn tới sổ mũi, ngạt mũi dai dẳng. Áp lực lên các xoang tăng gây đau nhức đầu và sống mũi.
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu được định nghĩa là cơn đau xảy ra ở một bên đầu, khởi phát đột ngột và gây nhói trong vài giờ thậm chí là vài ngày.
Cơn đau đầu thường đi kèm với một số triệu chứng như buồn nôn, nôn hoặc nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn.
Đau nửa đầu cũng có thể gây ra các triệu chứng khác, bao gồm nghẹt mũi và sổ mũi.
Rò rỉ dịch não
Đau đầu và chảy nước mũi nghiêm trọng kéo dài có thể là dấu hiệu của hội chứng rò rỉ dịch não.
Dịch não tủy là một chất lỏng tồn tại trong các não thất và tủy sống, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ não. Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ là tiếp nhận dinh dưỡng từ máu cung cấp cho não và loại bỏ chất thải từ các tế bào não ra bên ngoài.
Người bệnh thường có các triệu chứng điển hình như: nhức đầu, sổ mũi nhiều và liên tục, thay đổi thị lực và thính giác, buồn nôn…
Lỗ rò dịch não tủy gây nên sự thông thương giữa khoang dịch não tuỷ và hốc mũi.
Điều này khiến vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây viêm màng não, một bệnh lý nhiễm trùng nghiêm trọng, có nguy cơ tử vong cao.
Dòng chảy dịch não tủy thông thường
Điều trị sổ mũi đau đầu như thế nào?
Việc điều trị sổ mũi, đau đầu trong bất kỳ trường hợp nào đều bao gồm việc giảm triệu chứng và điều trị nguyên nhân.
Điều trị bằng thuốc
Thông thường, bệnh nhân sẽ được kê các thuốc như:
- Thuốc thông mũi dạng uống hoặc xịt mũi
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc kháng viêm
- Các loại thuốc giảm đau như: aspirin, paracetamol, Ibuprofen…
- Các loại thuốc điều trị bệnh lý nguyên nhân
Các biện pháp chăm sóc tại nhà
- Nghỉ ngơi thật nhiều
- Bổ sung nhiều nước và các loại trái cây
- Xịt mũi, rửa mũi với dung dịch vệ sinh mũi
Việc sử dụng dung dịch xịt mũi là biện pháp hữu hiệu giúp vệ sinh và làm sạch mũi, loại bỏ vi khuẩn và dịch nhầy gây tắc nghẽn và giảm tình trạng viêm nhiễm tại đây.
Điều này giúp cải thiện tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi và ngạt mũi, giảm áp lực xoang mũi, từ đó giảm đau đầu, đau mặt hiệu quả.
Để vệ sinh mũi, bạn nên chọn dung dịch xịt mũi có chứa muối, nước khoáng với nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Zn… với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi.
Dung dịch vệ sinh mũi (ví dụ như Zenko) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO
|