Rượu ba kích bổ thận, giúp quý ông "thăng hoa" trong dịp Tết
Có nhiều cách bào chế thuốc từ củ ba kích, ngâm rượu ba kích được xem là cách tối ưu giúp phát huy hết tác dụng của vị thuốc này.
Tết Canh Tý 2020 sắp đến, 'Khách đến nhà không trà thì rượu' vì vậy trong mỗi gia đình luôn phải có ít nhất là bình rượu. Có nhiều gia đình bỏ hàng chục triệu đồng để mua các loại rượu ngoại, rượu ngâm đắt đỏ với những công dụng khác nhau.
Ngày Tết, với người Việt chén rượu xuân mời nhau là để trao đi tình cảm ấm nồng, hạnh phúc. Nhưng uống rượu như thế nào để bổ dưỡng, tăng cường tuổi xuân, ngăn ngừa bệnh tật lại không hề đơn giản.
Trong các loại rượu ngâm, rượu ba kích được ví như là vị thuốc có tác dụng tráng dương, bổ thận, kiện gân cốt, trừ phong thấp rất tốt cho sức khỏe sinh lý.
Theo Lương y Minh Phúc, Hội Đông y TP Vũng Tàu, ba kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp vùng trung du và dọc các tỉnh biên giới phía Bắc. Ba kích có vị cay, ngọt, tính hơi ôn.
Nên chọn loại vỏ ngoài màu tro, già thì sắc tím đậm, non thì sắc trắng, khi khô có màu tía nhạt, vỏ nhăn lại, đứt đoạn trông thấy lõi, ruột tím đen, mềm, thứ to bản rộng trên 1cm, già, tím là tốt.
Ba kích thiên là thuốc chủ yếu bổ thận, năng trị ngũ lao, thất thương, cường dương, ích tinh, khí vị cay, ấm, có tác dụng khứ phong, trừ thấp, vì vậy, phàm các chứng lưng đau, gối mỏi, phong thấp, cước khí, thủy thũng, dùng ba kích rất có ích. Tuy nhiên, ba kích cũng kiêng kỵ với người nóng nhiệt âm hư, hoả vượng không nên dùng.
Rượu ba kích là một lựa chọn tuyệt vời cho các bạn trong những ngày Tết, rượu có màu tím sẫm, mùi thơm nhẹ, vị ngọt. Rượu ba kích có thời gian ngâm tối thiểu 1 năm nên uống rất êm và có tác dụng dược lý rõ rệt.
Việc chế biến ba kích không khó: Chỉ cần rửa thật sạch ba kích bằng nước, sau đó để dáo nước. Lấy dao bổ dọc củ ba kích rồi rút bỏ phần lõi gỗ bên trong. Phần thịt ba kích tách được ta đem ngâm rượu (nên ngâm bằng loại rượu gạo 40 độ).
Để làm rượu ba kích, thời điểm thu hoạch củ ba kích tốt nhất là vào mùa đông. Thời điểm này củ ba kích có nhiều dược chất nhất nên khi được ngâm rượu sẽ có giá trị chữa bệnh tốt hơn.
Cách sơ chế rễ ba kích ngâm rượu
Trước hết, khâu sơ chế rễ ba kích rất quan trọng vì bước này là công đoạn chính để loại bỏ độc tính có trong củ. Trước tiên đem rễ ba kích đi rửa sạch đất cát, sau đó đem phơi độ 5 – 7 nắng cho đến khi củ khô.
Một cách khác là trước khi phơi, đem đồ rễ ba kích trong 30 – 45 phút. Cách này giúp làm giảm độ thủy phân của rễ, sau đó mới đem rễ ba kích phơi khô hoặc sấy khô dưới nắng ráo.
Phơi đến khi rễ ba kích khô thì mới dùng dùi gỗ đập nhẹ cho rễ bẹp ra, sau đó tiếp tục phơi đến khi rễ ba kích héo khô. Trước khi đem đi ngâm rượu, đem rễ ba kích rửa sạch lần nữa rồi ủ mềm trong 1 giờ. Sau đó cẩn thận bóc lõi và bỏ vỏ, cắt rễ ba kích thành đoạn 3 – 5cm đem ngâm rượu mới ra hết các dược chất quan trọng.
Chọn loại rượu có nồng độ từ 40 – 45 độ để hương vị của rượu được đậm đà. Nên ngâm rượu trong bình thuỷ tinh hoặc chum sành sẽ giúp cất lượng rượu được bảo quả tốt hơn.
Cách ngâm rượu ba kích độc vị
Cách 1: Ngâm ba kích tươi
Chuẩn bị
2 – 3 kg rễ ba kích
10 lít rượu nếp chuẩn trên 40 độ
Thực hiện
Đem rễ ba kích tươi rửa sạch rồi để ráo nước cho khô hẳn
Lấy dao rút lõi củ ba kích, lõi ba kích có thể phát tác hoạt tính kích thích tim.
Cho vào bình rượi ít muối để giảm độc tính của lõi ba kích còn xót lại trên phần thịt
Cho tất cả số ba kích vào bình chứa, sau đó cho rượu vào sấp mặt.
Ngâm rượu trong khoảng 20 ngày, sau đó mở lắp bình, dùng thìa khuấy đều.
Tiếp tục đậy nắp lại ngâm rượu tiếp tục trong 2 tháng là có thể đem ra sử dụng.
Rượu ba kích khi mới ngâm có màu tím nhạt, dần chuyển sang màu tím đậm khi ngâm càng lâu.
Cách 2: Ngâm ba kích khô
Chuẩn bị
1 kg rễ ba kích khô
8 – 9 lít rượu nếp trắng trên 40 độ
Thực hiện
Đem ba kích khô sao trên chảo với lửa nhỏ trong khoảng 15 phút và để nguội
Đem phần ba kích đã sao cho vào bình, đổ rượu theo tỷ lệ 1:9.
Ngâm rượu ba kích trong khoảng 80 – 90 ngày sau là có thể sử dụng.
Màu rượu ba kích khô sau khi ngâm sẽ có màu tím đậm tương tự như ngâm ba kích tươi
Khi sử dụng rượu ba kích độc vị, người bệnh uống theo liều chỉ định 1 chén rượu nhỏ mỗi ngày, mỗi ngày chia làm 2 lần uống. Trung bình chỉ nên uống khoảng 100 – 150ml rượu. Để dễ uống hơn, người bệnh có thể thêm vào rượu ba kích lượng mật ong nhỏ để giảm vị nồng và đắng của rượu ba kích ngâm.
Cách ngâm rượu ba kích cùng vị thuốc
Một số bài thuốc kết hợp từ ba kích và các thảo dược khác đem ngâm rượu cũng được dùng trong điều trị bệnh theo Y học cổ truyền. Một số cách ngâm rượu ba kích chữa bệnh gồm:
Cách 1: Bài thuốc chữa thận yếu, khí dương suy yếu
Chuẩn bị
1 kg ba kích tươi
30 gram thỏ ty tử
300 gram dâm dương hoắc
500 gram nhục thung dung
8 lít rượu trắng
Cách ngâm :
Ba kích tách bỏ lõi và rửa sạch, để ráo nước
Các nguyên liệu đem đi sơ chế và thái thành miêng bằng nhau, để ráo nước.
Ngâm phối hợp cùng các vị thuốc trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng được
Nên dùng rượu ba kích ngâm theo cách trên hàng ngày trong mỗi bữa ăn. Mỗi lần dùng chỉ uống khoảng 1 – 2 ly nhỏ. Bài thuốc được duy trì đều đặn mỗi ngày không những tốt cho nam giới mà còn hỗ trợ phụ nữ có nhu cầu ham muốn mãnh liệt hơn.
Cách 2: Bài thuốc trị thất thương, liệt dương, ngũ lao, hạ khí
Chuẩn bị
3 kg ba kích sống
3 kg ngưu tất sống
5 đấu rượu
Cách thực hiện
Đem ba kích tươi về bỏ lõi, chỉ lấy vỏ ngoài đem rửa và để ráo
Đem các nguyên liệu đi sơ chế và để ráo nước.
Ngâm các nguyên liệu trong bình rượu khoảng 3 tháng.
Mỗi ngày dùng rượu này để uống.
Rượu ba kích được ngâm trong vòng 15 ngày sẽ chuyển màu tím đen, đó mới là ba kích chuẩn.
Người bệnh chỉ nên uống 1 – 2 chén rượu ba kích ngâm ngày 2 lần, uống sau bữa ăn.
Rượu ba kích có mùi thơm nhẹ của tinh dầu, có vị đắng chát nên bệnh nhân không uống rượu khi đói.