Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rất thường gặp ở trẻ em. Nghiên cứu cho thấy có tới 40-70% trẻ dưới 6 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa ít nhất 1 lần. Một nghiên cứu khác trên 2879 trẻ dưới 12 tháng tuổi thì 50% trẻ đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa và 93 bé trong đó bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên.
1. Tác hại của rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. Ở trẻ nhỏ khi căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện quá thường xuyên sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển sau này của bé bởi đây là giai đoạn phát triển cơ thể của trẻ cần một lượng dinh dưỡng ổn định, nếu kéo dài tình trạng bệnh thường dẫn đến hậu quả:
- Trẻ bị suy dinh dưỡng
- Phát triển chậm cả về thể chất và trí não
- Hệ miễn dịch bị suy giảm đáng kể
- Ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển sau này khi đã lớn lên của trẻ: vẫn dễ mắc đi mắc lại căn bệnh này khi có các tác nhân từ môi trường tấn công vào hệ tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi
2. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện là nguyên nhân cốt lõi khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
- Hệ tiêu hóa còn non nớt khiến trẻ thích nghi kém và dễ mắc các chứng của rối loạn tiêu hóa, đặc biệt trong những giai đoạn thay đổi chế độ ăn đột ngột.
- Sử dụng kháng sinh bừa bãi không theo sự hướng dẫn của bác sĩ làm rối loạn hệ vi khuẩn trong đường ruột của trẻ, tiêu diệt cả những nhóm vi khuẩn có lợi, thường gây ra tiêu chảy hay táo bón.
- Môi trường sống nhiễm bẩn, chứa nhiều ổ vi khuẩn làm trẻ dễ bị nhiễm khuẩn nhiễm độc hơn. Cộng hưởng với sức đề kháng chưa hoàn thiện càng tạo điều kiện thuận lợi, dễ mắc rối loạn tiêu hóa hơn.
3. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
- Táo bón: dễ xuất hiện khi cho trẻ ăn những thực phẩm cứng, chứa quá nhiều dầu mỡ và các loại đạm khó tiêu. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ thường sẽ trở nên biếng ăn, kéo dài sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng, chậm phát triển hơn so với các trẻ đồng trang lứa.
- Tiêu chảy: trẻ đại tiện phân lỏng tóe nước trên 3 lần một ngày thì được xem là tiêu chảy. Tiêu chảy làm trẻ mất nước và chất điện giải, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Nôn trớ hay trào ngược dạ dày thực quản cũng được xem là một biểu hiện của rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ. Hơn 60% trẻ nhỏ mắc phải tình trạng này trong những tháng đầu đời do đường tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ra, trẻ bị trào ngược có thể gặp phải các biến chứng ở đường hô hấp như viêm tai, viêm xoang, viêm phổi và các biến chứng toàn thân như chậm lớn, suy dinh dưỡng và về lâu dài có thể dẫn tới những rối loạn phát triển hành vi và trí não.
- Đi ngoài phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy và kèm theo đầy bụng khó tiêu là bằng chứng của tình trạng loạn khuẩn trong đường ruột. Loạn khuẩn đường ruột được hiểu là sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa của trẻ. Theo sinh lý, đường ruột của một người bình thường khỏe mạnh có chứa tới 85% vi khuẩn có lợi, vi khuẩn có hại chỉ chiếm 15%. Khi tỷ lệ này bị biến đổi, lượng vi khuẩn có lợi giảm xuống, vi khuẩn có hại tăng lên sẽ sinh ra triệu chứng đi cầu phân sống.
Tiêu chảy, táo bón là những biểu hiện thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
4. Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Trẻ sẽ được điều trị tùy theo triệu chứng mà trẻ biểu hiện:
- Nếu trẻ bị tiêu chảy: cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung các chất điện giải, cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ sớm phục hồi. Có thể dùng các sản phẩm men vi sinh có công dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy ở trẻ.
- Nếu trẻ bị táo bón: cho trẻ uống nhiều nước, ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau lá xanh, các loại quả… thực hiện các bài xoa bóp quanh vùng bụng để trẻ sớm trở lại bình thường. Có thể dùng các sản phẩm men vi sinh có công dụng hỗ trợ điều trị táo bón đã được kiểm chứng lâm sàng.
- Nếu trẻ rối loạn tiêu hóa do uống kháng sinh: Cho trẻ sử dụng kèm kháng sinh và men vi sinh (uống cách nhau tối thiểu 2h). Lưu ý sử dụng đúng chuẩn loại men vi sinh kháng được kháng sinh để đảm bảo hiệu lực tối đa.
Khuyến khích trẻ uống đủ lượng nước trong ngày giúp giảm rối loạn tiêu hóa
5. Sử dụng men vi sinh hiệu quả thực sự để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị
Men vi sinh thực sự hiệu quả sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt, loại trừ các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường gặp. Lưu ý lựa chọn men vi sinh chứa chủng vi khuẩn đảm bảo các yếu tố sau:
2. Hàm lượng lợi khuẩn trong sản phẩm phải đủ lớn để đảm bảo đưa vào cơ thể mỗi ngày từ trăm triệu đến vài tỷ lợi khuẩn. Nếu hàm lượng quá thấp thì hiệu quả sản phẩm sẽ rất thấp hoặc bằng không. Theo đó, vi khuẩn có lợi chỉ phát huy tác dụng tốt tại đường tiêu hóa khi được đưa vào cơ thể với số lượng tối thiểu từ 10^7-10^10 CFU/g.
4. Tỷ lệ sống sót phải cao khi lợi khuẩn từ dạ dày tiến vào ruột và thậm chí sống sót tốt trong môi trường ruột. Đây là một thách thức bởi dịch tiêu hóa bao gồm dịch vị do dạ dày tiết ra, dịch mật, tụy… chứa nhiều acid và enzyme có khả năng phá vỡ tế bào vi khuẩn, khiến vi khuẩn không còn tác dụng.
Những đặc tính này giúp sản phẩm men vi sinh hiệu quả thực sự và nhờ đó giúp rút ngắn thời gian điều trị.
Men vi sinh Bio Vigor – giải pháp hiệu quả giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột
Men vi sinh BIO VIGOR® được sản xuất theo công thức chuyển nhượng từ USA (Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc,. Minneapolis, MN 55421, USA).
Bio Vigor bổ sung lượng lợi khuẩn đủ lớn mỗi ngày, giúp nhanh chóng tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm tăng sức đề kháng, làm hết rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, giúp ăn ngon, tiêu hoá, hấp thụ tốt.