Râu ngô, đậu đỏ, bí đao trị xơ gan cổ trướng hiệu quả bất ngờ

08-03-2019 07:01:23

Bài thuốc đơn giản từ râu ngô, đậu đỏ, bí đao có thể hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng hiệu quả bất ngờ.


Xơ gan cổ trướng là là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan

Bệnh xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan một căn bệnh mạn tính gây suy giảm chức năng gan. Khi bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng có nghĩa là các tế bào gan đã bị tổn thương nghiêm trọng, lá gan đã hầu như bị mất hoàn toàn chức năng giải độc, không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra xơ gan, nguyên nhân phổ biến là do thường xuyên lạm dụng rượu bia. Những nguyên nhân khác bao gồm tác dụng phụ của thuốc, gan nhiễm mỡ, viêm gan do virut B, C, các bệnh di truyền (như thừa chất sắt và xơ nang), chứng xơ gan mật nguyên phát (gây nên tắc nghẽn ống dẫn mật)…

Bài thuốc đơn giản, hiểu quả cho mọi người

Mặc dù trước đây có nhiều thông tin được lan truyền cho rằng khi bị sơ gan cổ trướng thì người bệnh đã ở giai đoạn nguy kịch “một phần sống chín phần chết”, tuy nhiên ngày nay bệnh đã có thể được điều trị khỏi thông qua việc áp dụng các biện pháp điều trị kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học. 

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc nam có thành phần thảo dược thiên nhiên rất đơn giản và dễ áp dụng.

Thành phần:

- Râu ngô (60g)
- Đậu đỏ (30g)
- Hạt bí đao (15g)

Cách làm:

Cho tất cả nguyên liệu thuốc vào ấm đun, đổ 3 chén nước, sắc đến khi còn 1 chén là dùng được. Một ngày bệnh nhân có thể sử dụng từ 1-2 thang.

Theo chia sẻ của Y sĩ YHCT Tuệ Lâm bài thuốc nêu trên được trích trong y thư cổ truyền được ni sư Diệu Thanh (72 tuổi ở Pháp), gửi tặng để giúp người. Bài thuốc này dùng song song với Tây dược mà không gây tổn hại đến người bệnh, không để lại tác dụng phụ, trái lại, còn hiệp đồng với thuốc tây giúp ích rất nhiều cho người bệnh.


Bài thuốc đơn giản, hiểu quả cho mọi người

Tác dụng dược lý của 3 vị thuốc 

Đậu đỏ: Trong Đông y, đậu đỏ có tác dụng lợi thủy, hành huyết, tiêu thủng, bài nùng (loại mủ). Nhiều y thư cổ ghi nhận đậu đỏ uống trong (liều 20-40gam/ người/ngày) dùng điều trị chứng thủy thũng cưới khí (phù). Phân tích hóa học cho thấy đậu đỏ có nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như protit, chất béo, sắt, phottpho, vitaminB…

Râu ngô: Đây là vị thuốc đa dụng dùng trong nhân dân từ lâu nay. Lúc sinh thời, cố giáo sư Đỗ Tất Lợi (tác giả Y thư Những cây thuôc Việt Nam) cho biết, khoa học hiện đại qua phân chất đã chứng minh vị thuốc râu ngô được y học cổ truyền dùng điều trị các bệnh viêm túi mật, viêm gan gây trở ngại bài tiết… là có cơ sở. Không những thế, với liều dùng 10-20gam/ngày dưới hình thức nấu sôi cô đặc để uống, râu ngô có tác dụng thông tiểu tiện, được dùng trong các bệnh về tim, thận, sỏi thận, tê thấp…

Hạt bí đao: Vị thuốc cuối cùng trong bài thuốc chữa Xơ gan cổ trướng là Hạt bí đao. Hạt có nguồn gốc từ Ấn Độ, đông y gọi bí đao là đông qua, có tác dụng lợi tiểu tiện, tiêu phù thủng, giải nhiệt, hạt có tác dụng kháng sinh, tiêu độc, trừ giun. Trong Nam dược thần hiệu, danh sư Tuệ Tĩnh có đề cập đến món canh cá chép nấu với bí đao dùng chữa phù toàn thân. Trong Từ điển Cây thuốc Việt Nam (bộ mới - tập 1, trang 153), tiến sĩ Võ Văn Chi có đề cập đến kinh nghiệm dân gian dùng bí đao với đậu đỏ (mỗi thứ 40gam), sắc đặc uống hằng ngày để chữa chứng phù thủng…

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc

Theo Y sĩ Tuệ Lâm,cả 3 vị thuốc nêu trên đều có tác dụng với chứng phù thủng - bí đại tiểu tiện, phù hợp với biểu hiện của người bị chứng xơ gan cổ trướng được đề cập bụng to, chân phù, tiểu ít… Do vậy, người bị Xơ gan cổ trướng có thể áp dụng bài này song song với quá trình điều trị của tây y mà không lo sợi bị giảm tác dụng của tây dược hay gây biến chứng.

Ngoài ra, Y sĩ Tuệ Lâm cũng lưu ý tâm lý của người bệnh và thân nhân là có bệnh hay vái tứ phương, thường thì ai chỉ gì mách gì là cho người bệnh uống nấy. Tuy nhiên, điều này có thể khiến tình trạng của người bệnh càng thêm tồi tệ, do cơ thể chứa quá nhiều tạp chấp không đào thải nổi, làm cho người bệnh càng nhanh suy kiệt, đau đớn, di căn, càng nhanh tử vong. Chưa kể tâm lý vái tứ phương đó còn là cơ hội để kẻ xấu trục lợi với các chiêu thức lừa bán thuốc đặc trị, thuốc gia truyền.

“Bài thuốc nếu trên của Ni sư Diệu Thanh đơn giản, rẻ tiền, dễ kiếm tìm. Kể cả những người nghèo cũng hoàn toàn có thể áp dụng vì luận cứ y học rõ ràng, khoa học. Đây quả thực là bài thuốc ‘độ mạng’ - mang nhiều hy vọng cho người bệnh khắp xa gần” - Y sĩ Tuệ Lâm cho biết.

Dấu hiệu Nhận biết bệnh xơ gan cổ trướng

Khi bị xơ gan cổ trướng thì căn bệnh đã vào giai đoạn rất nghiêm trọng, diễn tiến khá phức tạp theo chiều hướng xấu. Khi đó, gan không thực hiện được chức năng giải độc, từ đó toàn bộ cơ thể sẽ bị nhiễm độc.

Xơ gan cổ trướng diễn ra âm thầm qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn toàn phát và giai đoạn cuối.

- Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện của bệnh chưa được rõ ràng như: đầy bụng, buồn nôn, tiêu lỏng, mệt mỏi.

- Sang giai đoạn toàn phát, chức năng gan bị suy giảm sẽ dẫn đến các triệu chứng rõ hơn như: rối loạn tiêu hóa, cơn đau kéo dài, sút cân, vàng da, giãn mao mạch, chóng mặt, tê bì chân tay…

- Các triệu chứng sẽ trở lên nghiêm trọng hơn vào giai đoạn cuối: trướng bụng, đi tiểu ít, khó thở, người gầy, hôn mê, da vàng sậm, tinh thần hốt hoảng…

Bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần phải ghi nhớ cần có  chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, bao gồm: Hạn chế ăn chất đạm khi có dấu hiệu phù nề; hạn chế mỡ và có chế độ ăn nhạt; có chế độ ăn nhiều năng lượng và hạn chế chất lỏng (để kiểm soát sự tích lũy dịch lỏng trong cơ thể). Đối với trường hợp tích tụ nước ở bụng (cổ trướng) hay phù nề nặng, người bệnh có thể dùng thuốc lợi tiểu.

Nếu tổn thương gan tiến triển dẫn đến suy gan, bác sĩ có thể chỉ định cấy ghép gan.

 

Ngọc Châu
Theo Đời sống Plus/GĐVN //