Phòng tránh biến chứng bệnh gai cột sống: Không khó như vẫn nghĩ
Bệnh gai cột sống nếu không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên tiến hành điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng của bệnh.
Làm sao để phòng tránh biến chứng bệnh gai cột sống?
Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống là tình trạng tại rìa các đốt sống xuất hiện các mỏm xương mọc chồi ra ngoài.
Gai cột sống có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống, nhưng thường gặp nhất là cột sống cổ và thắt lưng.
Do vùng cột sống cổ và thắt lưng hoạt động nhiều nhất và cũng chịu nhiều trách nhiệm nhất nên dễ bị tổn thương.
Gai cột sống là các mỏm xương mọc chồi ra khỏi đốt sống
Triệu chứng bệnh gai cột sống
Các gai cột sống khi xuất hiện triệu chứng thì thường là ở giai đoạn nặng. Người bệnh có thể có những biểu hiện sau:
• Đau âm ỉ hoặc dữ dội
• Cơn đau kèm tê cứng
• Khi cử động, sẽ đau nhói hoặc buốt dọc cột sống
• Đại tiểu tiện không tự chủ, thậm chí teo cơ tứ chi
• Mất thăng bằng, đi lại khó khăn
Cơ chế hình thành gai cột sống
Trong giải phẫu, cột sống gồm 33 đốt sống, xương cùng, các đĩa điệm cột sống, và xương cụt nằm ở phía lưng, tách biệt bởi các đĩa cột sống. Nó chứa và bảo vệ tủy sống bên trong ống tủy sống.
Bao xơ đĩa cột sống (phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống) bị mất nước và xẹp đi do thoái hóa theo tuổi tác cũng như do hoạt động thường xuyên và quá tải của xương sống lưng, đốt sống cổ. Hậu quả là các đốt sống liền kề tiếp xúc trực tiếp với nhau, mòn dần đi do ma sát. Các gai xương bắt đầu hình thành, gây đau đớn, cản trở cử động của khớp và cột sống.
Gai xương hình thành và trơ ra phía ngoài là cách cột sống tự bảo vệ cũng như đối phó với tình trạng các đĩa đệm bị viêm và thoái hóa. Các gai xương mọc ra là để bao quanh bảo vệ các khớp xương bị tổn thương đó.
Gai cột sống có thể xuất hiện ở cột sống cổ hoặc thắt lưng
Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống
Cần hiểu rõ bản chất của gai cột sống chính là hậu quả của thoái hóa xương khớp. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hình thành gai xương bắt nguồn từ:
Thoái hóa khớp
Đặc trưng của thoái hóa khớp chính là sự hao mòn bề mặt sụn, làm gia tăng ma sát giữa hai đầu xương. Việc cọ xát này kích thích cơ thể sản sinh ra xương mới. Phần xương mới sinh ra quá mức chính là các gai xương.
Viêm khớp
Khi khớp bị viêm, các đĩa đệm cũng không tránh khỏi tổn thương và hư hại, tạo áp lực lên phần sụn khớp. Sụn khớp bị bào mòn, giảm độ vững chắc. Lúc này, cơ chế sinh xương bao quanh các mặt đốt sống sẽ hình thành để ổn định cột sống.
Thoái hóa đĩa đệm
Đĩa đệm cột sống bị thoái hóa theo thời gian sẽ làm giảm trọng lực và ma sát chuyển động. Đĩa đệm khô, giảm chất bôi trơn, thậm chí teo lại, khiến các xương cọ xát vào nhau. Lâu dần, sẽ hình thành gai xương.
Thoái hóa đĩa đệm khiến rễ thần kinh bị chèn ép
Biến chứng của gai cột sống
Các gai xương không tự biến mất. Trường hợp gai cột sống mức độ nhẹ thì chỉ gây đau nhức. Trường hợp gai xương nặng thì sẽ chèn ép dây thần kinh, dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa. Thậm chí, nhiều người còn bị rối loạn đại tiểu tiện, tê chân tay, hạn chế vận động.
Bệnh gai cột sống và cách điều trị
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Phẫu thuật
Với những trường hợp gai cột sống chèn ép dây thần kinh thì thường buộc phải phẫu thuật để loại bỏ những tác nhân gây chèn ép (đĩa đệm, gai xương). Mục đích là để ngăn chặn các biến chứng gây mất cảm giác và rối loạn đại tiểu tiện.
Với những trường hợp không gây biến chứng thì có thể chưa cần phẫu thuật. Để điều trị, người bệnh cần dùng thuốc, vật lý trị liệu…
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu giúp tăng cường các cơ xung quanh cột sống và tăng khả năng chuyển động ở cột sống. Điều này giúp tăng sản sinh sụn khớp, giảm đau và giảm hình thành gai xương.
Nếu các gai xương có liên quan đến tình trạng lệch cột sống, chuyên gia sẽ sử dụng dụng cụ để nắn chỉnh thần kinh cột sống, tạo áp lực nhẹ nhàng lên các cơ xung quanh cột sống.
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục hàng ngày sẽ giúp xương khớp dẻo dai hơn, ngăn ngừa khô khớp và cứng khớp. Do đó, cũng giúp giảm sự hình thành gai xương.
Giảm cân
Béo phì gây áp lực lên xương khớp, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp và hình thành gai xương. Nếu bạn bị thừa cân và có vấn đề về xương khớp, thì nên thực hiện các biện pháp để giảm cân càng sớm càng tốt.
Dùng thuốc giảm đau và chống viêm Tây y
Để giảm đau nhức cột sống, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm.
Dùng thuốc xương khớp Đông y
Các tình trạng bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, gai cột sống chủ yếu là bệnh mãn tính. Do đó, ngoài việc dùng thuốc giảm đau chống viêm trong các đợt cấp, người bệnh cũng nên kết hợp sử dụng thuốc Đông y để điều trị lâu dài, tác động vào căn nguyên gây bệnh.
Đông y có bài thuốc trị bệnh xương khớp hiệu quả, với các thảo dược như Đương quy, Đỗ trọng, Cẩu tích, Đan sâm, Liên nhục, Tục đoạn, Thiên ma, Cốt toái bổ… Sự kết hợp hài hòa của các thảo dược này giúp bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Bài thuốc giúp trị các chứng đau lưng, đau cột sống, hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Xương Khớp Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xương Khớp Đông y dạng viên nén hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị gai cột sống có thể tham khảo để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiến triển.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát. Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 16/2022/XNQC/YDCT |