Phẫu thuật vá vành tai thẩm mỹ

14-06-2018 07:16:21

Phẫu thuật vá vành tai là thủ thuật chỉnh sửa những khuyết điểm của vành tai, lấy lại những đường nét bình thường vốn có. Bởi vì một đôi tai đẹp sẽ mang lại cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Khuyết điểm vành tai phổ biến

Vành tai hay còn gọi là loa tai được cấu tạo từ những đường cong xoắn và có độ lồi lõm nhất định, đảm nhiệm chức năng đón nhận âm thanh từ nhiều hướng. Thế nhưng, vì một số lý do nhiều người không có vành tai trọn vẹn và phải gánh chịu những khuyết điểm.

Nhưng chúng ta có thể lột bỏ vỏ bọc tai xấu xí này bằng phương pháp phẫu thuật vá vành tai thẩm mỹ hiện đại. Những khiếm khuyết này sẽ được can thiệp chỉnh sửa cả về thẩm mỹ và chức năng.

Trường hợp nên phẫu thuật vá vành tai

- Tái tạo lại hình dáng vành tai do bị bỏng, chấn thương hay tai nạn

- Lấp đầy vành tai bị lẹm hoặc quá bé

- Tạo hình vành tai bị dị tật bẩm sinh

- Chỉnh sửa những đôi tai chuột, tai dơi trở nên tròn vành và đẹp hơn

Quy trình phẫu thuật vá vành tai


Phẫu thuật vá vành tai. Ảnh: Internet

Thăm khám và tư vấn

Bằng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát cấu trúc tai để xác định mức độ khiếm khuyết vành tai của khách hàng. Đồng thời, bác sĩ sẽ lắng nghe nguyện vọng của khách hàng để tư vấn hình dáng và phương pháp chỉnh sửa vành tai phù hợp và hiệu quả như ý muốn.

Kiếm tra sức khỏe

Bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu, thử phản ứng thuốc,…để chắc chắn khách hàng đủ sức khỏe tham gia phẫu thuật. Đây cũng là khâu bắt buộc để mang lại sự an toàn cho khách hàng sau ca điều trị.

Gây tê

Trước khi điều trị, bác sĩ tiến hành gây tê tại vùng lấy sụn  và vị trí tai sẽ cắt chỉnh. Thuốc tê sẽ giúp khách hàng thoải mái và an tâm trong suốt quá trình chỉnh sửa.

Lấy sụn tự thân

Thông thường, bác sĩ sẽ lấy sụn sườn để để tái tạo dáng vành tai. Phần sụn sườn lấy ra được chẻ miếng và thiết kế thành khung vành tai.

Tiến hành phẫu thuật

Tùy vào mức độ tổn thương và dị tật,  bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật vá vành tai phù hợp, hoặc là cắt bớt phần sụn thừa hoặc cấy thêm sụn tự thân để tạo hình vành tai đẹp tự nhiên. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng chỉ thẩm mỹ khâu kín vết mổ, để định hình dáng vành tai.

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình phẫu thuật vá vành tai. Đặc biệt là những khách hàng phải cấy sụn để tạo hình vành tai.

Băng ép vùng tai

Sau khi chỉnh sửa vành tai hoàn chỉnh, bác sĩ sẽ dùng băng ép vùng tai mới phẫu thuật để tránh nhiễm trùng và chảy máu tai. Hơn nữa, băng ép sẽ giúp cố định tạo hình mới của vành tai.


Xem thêm: Người thầy giấu mặt của siêu sao Lê Cung và trận đấu hóa rồng

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //