Phẫu thuật tạo hình khắc phục tai nhỏ bẩm sinh

16-06-2018 08:00:20

Dị tật tai nhỏ bẩm sinh là rào cản lớn, khiến người bệnh luôn sống trong mặc cảm và tự ti. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Tai nhỏ bẩm sinh ảnh hưởng gì đến cuộc sống

Tai nhỏ là một dị tật bẩm sinh do di truyền hoặc do trong 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ bị nhiễm siêu vi rút. Dị tật này dẫn đến một số khuyết điểm trên vành tai, ống tai ngoài và tai giữa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nghe và tính thẩm mỹ.

Dị tật tai nhỏ được chia thành 4 dạng chính: Vành tai nhỏ hơn bình thường; Vành tai chỉ là một u thịt nhỏ bên phía tai; Vành tai nhỏ và thiếu một phần trong cấu trúc của tai; Xương chũm kém phát triển hoặc không phát triển – Tức là không có tai.

Tai nhỏ bẩm sinh không chỉ làm biến dạng dáng tai, mà còn có thể kéo theo sự kém phát triển khung sọ mặt. Do đó, dị tật này ảnh hưởng rất lớn đến diễn biến tâm lý của trẻ, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội và trong sinh hoạt hàng ngày.

Chính vì thế, phẫu thuật tạo hình tai bẩm sinh là điều cần thiết, giúp trẻ tự tin hòa nhập với môi trường sống. Hơn thế nữa, việc chữa trị sớm dị tật này sẽ mang lại hiệu quả cao.

Quy trình phẫu thuật tạo hình tai nhỏ an toàn và hiệu quả

Phẫu thuật tai nhỏ là phương pháp chỉnh sửa cấu trúc tai tương đối phức tạp. Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ phải tiến hành 3-4 lần phẫu thuật mới tạo được vành tai bình thường cho bệnh nhân.


Phẫu thuật khắc phục tai nhỏ. Ảnh: Internet

Hiện nay, sử dụng sụn tự thân để phẫu thuật tạo hình tai nhỏ bẩm sinh là phương pháp chỉnh hình tai nhỏ hiệu quả. Và quy trình phẫu thuật tai nhỏ bằng sụn tự thân diễn ra theo các bước sau:

Thăm khám và tư vấn

Bằng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, bác sĩ tiến hành thăm khám cấu trúc tai, để xác định mức độ dị tật tai nhỏ của khách hàng.

Kiếm tra sức khỏe

Bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu, thử phản ứng thuốc,…để chắc chắn bạn đủ sức khỏe tham gia phẫu thuật. Đây cũng là khâu bắt buộc đảm bảo an toàn cho khách hàng vì đây là thủ tục xâm lấn quan trọng. Nếu bạn mắc bệnh về tim mạch, sẽ không thể tiếp tục điều trị.

Gây tê

Trước khi điều trị, bác sĩ tiến hành gây tê tại vùng lấy sụn (sụn sườn) và vị trí tai sẽ cắt chỉnh. Thuốc tê giúp bạn thoải mái và an tâm trong suốt quá trình phẫu thuật.

Lấy sụn tự thân

Thông thường, bác sĩ sẽ lấy sụn sườn để để tái tạo dáng vành tai. Phần sụn sườn lấy ra được chẻ miếng và thiết kế thành khung tai. Bác sĩ phải tính toàn chính xác và chỉ lấy đúng phần sụn cần thiết để tái tạo khung vành tai.

Tiến hành phẫu thuật

Trong khâu này, bác sĩ tiến hành cấy ghép sụn tự thân để tạo hình và chỉnh sửa khiếm khuyết tai bẩm sinh. Khách hàng có thể yêu cầu sử dụng sụn nhân tạo. Tuy nhiên, sụn nhân tạo không tương thích và bền như sụn tự thân.

Băng ép vùng tai

Sau khi chỉnh sửa vành tai hoàn chỉnh, Bác sĩ sẽ dùng băng ép vùng tai mới phẫu thuật để tránh nhiễm trùng và chảy máu tai. Hơn nữa, băng ép sẽ giúp cố định tạo hình mới của tai.


Xem thêm: Cầu thủ HAGL chơi xấu, lãnh đạo nói đang chờ xử lý

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //