Phân tích nguyên nhân gây đau họng nhưng không ho và cách điều trị

23-04-2022 11:22:12

Đau họng nhưng không ho thường là triệu chứng của các bệnh lý đường hô hấp. Nếu chủ quan và không điều trị tích cực, tình trạng này sẽ kéo dài và trở nên trầm trọng.

Đau họng nhưng không ho có thể kéo dài và nặng hơn nếu không điều trị sớm

Nguyên nhân gây đau họng nhưng không ho

Đau họng nhưng không kèm ho sốt thường là do cảm lạnh hoặc các bệnh viêm đường hô hấp thông thường. Nguyên nhân đa phần là do virus gây ra, bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần.

Tuy nhiên, trường hợp đau họng nhưng không ho kéo dài không thuyên giảm, hoặc các biện pháp can thiệp và chăm sóc không mang lại hiệu quả, thì người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây viêm họng nhưng không ho:

Cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra ở mũi và cổ họng (đường hô hấp trên). Bệnh thường không nguy hiểm. Trung bình, người lớn có thể bị cảm lạnh hai hoặc ba lần mỗi năm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn.

Hầu hết mọi người tự hồi phục trong một tuần hoặc 10 ngày. Bệnh có thể gây đau họng kèm ho hoặc không ho. Các triệu chứng có thể kéo dài hơn ở những người hút thuốc.

Cảm lạnh có thể gây đau họng nhưng không gây ho

Do ô nhiễm môi trường

Sống trong khu vực mà không khí bị ô nhiễm nặng nề sẽ dẫn đến kích ứng và tổn thương đường hô hấp, gây viêm họng có thể kèm theo ho nhẹ hoặc không ho. Điều này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thở bằng miệng.

Do tính chất công việc

Những đối tượng làm công việc yêu cầu phải sử dụng cổ họng nhiều trong thời gian dài như ca sĩ, giáo viên, nhân viên bán hàng, có nguy cơ bị viêm họng cao hơn so với người khác. Triệu chứng phổ biến là đau họng nhưng không ho.

Nhiễm khuẩn họng

Viêm họng liên cầu là một bệnh nhiễm trùng cổ họng do vi khuẩn. Nó có thể gây đau cổ họng dữ dội và khó nuốt nhưng có thể ho hoặc không.

Nếu đau họng do vi khuẩn gây ra thì cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu không được điều trị, các biến chứng có thể phát sinh bao gồm tổn thương tim hoặc thận.

Viêm xoang

Xoang là một tập hợp các hốc rỗng trong hộp sọ. Vi khuẩn, virus và thậm chí cả nấm có thể lây nhiễm sang các xoang và gây chảy dịch sau (dịch nhầy từ mũi xoang chảy xuống cổ họng). Chất nhầy bị nhiễm trùng có thể gây đau họng nhưng không ho.

Dịch nhầy từ xoang chảy xuống cổ họng có thể gây viêm họng kèm ho hoặc không

Trào ngược axit

Axit trong dạ dày có thể xâm nhập vào thực quản, phía sau cổ họng và miệng khi bạn đang ngủ. Đó là lý do tại sao cơn đau họng do trào ngược axit thường nặng hơn vào buổi sáng. Người bị trào ngược axit thường xuất hiện những triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, viêm đau họng, cảm giác khó chịu vùng cổ họng, đau họng nhưng không ho, hoặc có ho nhưng nhẹ.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản là tình trạng viêm hộp giọng nói. Điều này có thể xảy ra khi nói quá nhiều, nói to, hét hoặc hát to. Tình trạng này cũng gây khàn tiếng và đau khi nói chuyện.

Ung thư cổ họng

Các khối u hoặc các khối phát triển khác liên quan đến ung thư vòm họng có thể gây đau họng nhưng không ho, không sốt.

Nếu bị viêm họng kéo dài không khỏi dù đã được điều trị thì có thể là dấu hiệu ung thư vòm họng. Ngoài đau họng, người bệnh có thể thấy xuất hiện một số triệu chứng khác như: mệt mỏi, sụt cân, khó thở.

Điều trị đau họng nhưng không ho bằng cách nào?

Giải quyết nguyên nhân gây đau họng nhưng không ho là mục tiêu chính của việc điều trị. Ví dụ, khi xác định được nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu, các loại thuốc kháng sinh như penicillin và amoxicillin được sử dụng để loại bỏ nhiễm trùng, từ đó giải quyết được chứng đau họng.

Ngoài ra, để giảm đau họng, khó chịu vùng cổ họng, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên như sau:

Làm ẩm không khí trong phòng

Không khí quá khô gây kích ứng cổ họng và khiến tình trạng đau họng nặng hơn. Hãy làm ẩm không khí bằng cách sử dụng máy làm ẩm phun sương hoặc bằng cách đun sôi nước.

Uống trà mật ong ấm

Mật ong có tính sát khuẩn và kháng viêm, giúp hỗ trợ giảm ho rất tốt. Bạn có thể cho thêm mật ong vào cốc trà yêu thích của mình, hoặc pha trà chanh mật ong để bổ sung vitamin C, giúp tăng cường sức khỏe.

Mật ong vừa có tác dụng kháng khuẩn vừa có tác dụng làm dịu cảm giác đau họng

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Súc miệng, súc họng bằng nước muối giúp sát khuẩn, giảm viêm họng.

Sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo được có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm đau. Chúng cũng được sử dụng nhiều trong các sản phẩm viên ngậm hay siro ho. Tuy nhiên, nhược điểm của những dạng bào chế này là không tác dụng khu trú vào vùng cổ họng bị tổn thương, và có thể ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp.

Các sản phẩm xịt họng tại chỗ là một cải tiến ưu việt, với vòi xịt dài giúp đưa dung dịch vào sâu trong cổ họng, có thể xoay linh động phù hợp với vị trí bị tổn thương.

Sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược sẽ giúp hỗ trợ giảm đau họng nhưng không ho một cách hiệu quả và tiện lợi.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm xịt họng thảo dược, người tiêu dùng nên lưu ý lựa cọn sản phẩm của các công ty dược uy tín, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cao.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác

Hỗ trợ: Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản

NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

 

DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //