Những điều chưa biết về các nguyên nhân đau bụng kinh và cách chữa
Mỗi khi sắp đến kỳ đèn đỏ, nhiều chị em lại rùng mình sợ hãi bởi những cơn đau bụng kinh hành hạ. Nhận biết các nguyên nhân đau bụng kinh và cách chữa trị.
Đau bụng kinh là gì?
Cơn đau bụng kinh thường xảy ra ngay trước và trong những ngày có kinh nguyệt. Đau bụng kinh thường gặp ở những bạn gái mới có kinh nguyệt. Tuổi tác tăng lên sẽ giảm tần suất đau bụng kinh và có thể ngừng lại hoàn toàn khi phụ nữ sinh con đầu lòng. Tìm hiểu nguyên nhân đau bụng kinh và các loại đau bụng kinh thường gặp giúp chị em khắc phục được vấn đề này một cách dễ dàng.
Nguyên nhân đau bụng kinh kéo dài là do các cơn co thắt trong tử cung
Các loại đau bụng kinh thường gặp
Đau bụng kinh nguyên phát
Cơn đau thường bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước khi bắt đầu hành kinh và cảm thấy cơn đau ở vùng bụng dưới, lưng hoặc đùi. Đau từ mức độ nhẹ đến nặng, kéo dài từ 12 đến 72 giờ và có kèm theo buồn nôn, mệt mỏi hoặc có thể tiêu chảy.
Đau bụng kinh thứ phát
Một số nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát bao gồm:
- Lạc nội mạc tử cung: tình trạng mô lót tử cung được tìm thấy bên ngoài tử cung.
- Bệnh viêm vùng chậu: Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn bắt đầu trong và có thể lây lan sang các cơ quan sinh sản khác.
- Hẹp cổ tử cung: Lỗ cổ tử cung bị chít hẹp là một trong những bất thường ở tử cung.
- U xơ tử cung: Là các khối tăng trưởng ở trên thành bên trong tử cung.
U xơ tử cung có thể là nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát
Liệu đau bụng kinh có nguy hiểm hay không?
Nếu bạn bị đau bụng kinh kéo dài từ 2 – 3 ngày nên đi khám để biết nguyên nhân khiến cơn đau kéo dài. Do cả đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát đều có thể được điều trị nên quan trọng nhất là phải kiểm tra để biết đâu là nguyên nhân gây ra cơn đau.
Phải làm gì khi bị đau bụng kinh kéo dài?
Chườm ấm khá hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh
Phụ nữ bị đau bụng kinh cũng nên:
- Nghỉ ngơi trong những ngày đầu kinh nguyệt
- Tránh các thực phẩm có chứa caffeine và nhiều muối
- Không hút thuốc lá hoặc uống rượu
- Massage phần lưng dưới và bụng
- Tập thể dục thường xuyên cũng là một phương pháp giúp ngừa đau bụng kinh hiệu quả.
Nếu như thực hiện các biện pháp tại nhà không hiệu quả, bạn nên đi khám để được điều trị. Các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị có thể là:
- Thuốc giảm đau chứa ibuprofen liều cao hơn hoặc thuốc giảm đau loại khác
- Thuốc tránh thai đường uống
- Phẫu thuật: Nếu đau bụng kinh do rối loạn như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung thì cần phẫu thuật để khắc phục vấn đề.
Điều trị đau bụng kinh bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Huyết ứ vùng tử cung, không thoát ra được là nguyên nhân chủ yếu gây đau bụng kinh. Áp dụng bài thuốc hoạt huyết Đông y giúp tăng cường lưu thông máu, tán ứ sẽ giúp giảm triệu chứng đau bụng dần theo thời gian. Ngưỡng đau giảm dần người dùng sẽ không cần dùng thêm thuốc giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt. Không những thế, bổ huyết lâu dài giúp kinh nguyệt đều hơn, không còn đau đớn khó chịu.
Người đau nhẹ, trung bình cần uống thuốc Hoạt Huyết Đông y thế hệ 2 trong 7-8 ngày (bắt đầu uống 3-4 ngày trước kỳ kinh), người đau nặng uống 14-15 ngày (bắt đầu 9-10 ngày trước kỳ kinh) sẽ không bị đau. Người đau dữ dội cần uống thường xuyên (có thể tăng liều gấp rưỡi), khi đó đau bụng kinh nếu không hết hoàn toàn thì cũng giảm hẳn. Thuốc còn giúp sạch kinh nhanh hơn.