Các mẹ đang tìm cách trị hôi miệng cho bé, đúng địa chỉ rồi đấy
Nguyên nhân khiến hơi thở của bé có mùi hôi và cách khắc phục là thắc mắc của nhiều mẹ trẻ khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hôi miệng ở bé là tình trạng tương đối hiếm. Nó thường xuất hiện ở bé tuổi tập đi vì khi đó, nhiều loại thức ăn gây nên vi khuẩn trong miệng và tạo nên mùi hôi.
Nếu để kéo dài có thể dẫn đến sâu răng, hỏng men răng. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng và cách hay trị hôi miệng cho bé tại nhà mà các bậc cha mẹ nên biết.
Dùng miếng gạc để vệ sinh lưỡi và chân răng cho bé. Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ
Trẻ em từ khoảng 2 tuổi trở đi thì số răng đã mọc đủ, nước bọt đã nhiều, trẻ đã tập ăn cơm, cá thịt hay những thứ rau mềm. Trong khi đó, bé chưa biết cách hoặc lười vệ sinh răng miệng khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng, lâu ngày sinh ra mùi và làm hại chân răng.
Nhiễm trùng xoang hay nhiễm trùng đường hô hấp như viêm tiểu phế quản cũng làm hơi thở bé có mùi. Nguyên nhân ít gặp hơn là nhiễm trùng ở họng do viêm họng hoặc amiđan.
Ngay cả khi amiđan không viêm thì các mảnh vụn thức ăn cũng có thể mắt kẹt ở đây, gây mùi cho hơi thở. Bạn có thể đưa con đi kiểm tra amiđan của bé trong một buổi khám cổ họng. Nếu có vấn đề, những mảnh vụn thức ăn bám ở đây sẽ được loại bỏ.
Ngoài ra, nếu bé thở đường miệng bởi vì đang bị ngạt mũi thì vi khuẩn trong miệng càng có cơ hội tăng trưởng.
Trường hợp bé có thói quen mút ngón tay, ngậm ti giả thì nguy cơ hôi miệng ở bé càng nhiều hơn. Bởi các vi khuẩn từ ngón tay, ti giả có thể vào miệng và làm hơi thở bé có mùi không mấy dễ chịu.
Đôi khi hơi thở của em bé xấu là do trào ngược dạ dày thực quản. Trường hợp này, bạn cần đưa bé đi khám bởi một bác sĩ chuyên môn.
Dạy bé đánh răng để luôn có hơi thở thơm tho. Ảnh minh họa
Các cách đơn giản trị hôi miệng cho trẻ
Nếu bạn muốn hơi thở của bé được thơm tho thì cần vệ sinh miệng cho con với nước trước giấc ngủ trưa để loại bỏ những mẩu thức ăn thừa từ răng và miệng. Trường hợp với bé lớn hơn, có thể giúp bé đánh răng và dạy bé súc miệng với nước.
Đối với trẻ em dưới 3 tuồi chưa thể dùng bàn chải đánh răng, thì phụ huynh phải giúp bé vệ sinh răng miệng bằng cách dùng 1 miếng gòn, gạc sạch tẩm nước sạch rơ lưỡi, răng, nướu sau khi ăn hoặc bú.
Trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ nên giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cari… có ở các món ăn. Bố mẹ chú ý cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy. Hơn nữa nên cho trẻ đi kiểm tra răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời điều trị.
Xúc miệng bằng mật ong và quế giúp cho miệng bé hết hôi. Ảnh minh họa
Nếu việc vệ sinh không đem lại kết quả như mong muốn, các mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc đơn giản sau:
-
Dùng mật ong: Cho bé súc miệng bằng hỗn hợp nước ấm pha 2 thìa nhỏ mật ong, 1 thìa bột quế vào buổi sáng và tối. Làm đều đặn hàng ngày cho đến khi miệng bé hết hôi.
-
Mùi tàu 1 nắm, sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng cho bé. Làm nhiều lần trong ngày, liên tục trong 5-6 ngày.
-
Nghiền mịn hạt mướp đắng, hòa với mật rồi vo thành viên, cho bé ngậm vào mỗi sáng.
-
Thái nhỏ 100g lá trầu không, sắc với 200ml nước đến khi đặc, dùng nước này súc miệng cho bé, ngày 3-4 lần. Phương pháp này cũng rất hiệu quả trong việc điều trị chứng viêm chân răng có mủ ở trẻ.