Nhìn móng tay, đoán biết mình có bị bệnh về gan hay không?

09-03-2018 15:59:05

Khi cơ thể con người bị bệnh, nhất là bệnh gan thì móng tay thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo.

Theo y học cổ truyền Trung Quốc móng tay cũng là "tấm gương" phản ánh sức khoẻ của gan. Với những người bị viêm gan sẽ có các dấu hiệu vàng da hoặc thay đổi sắc mặt. Ngoài ra nếu những dấu hiệu sau đây xuất hiện ở móng tay, hoặc móng tay có gì thay đổi bất thường thì bạn nên xem lại sức khỏe của mình.

Móng có đường thẳng đứng nhô trồi lên


Hình minh hoạ

Nếu móng tay có đường thẳng đứng nhô trồi lên hoặc tự nhiên bị lõm xuống theo đường thẳng, có thể là dấu hiệu cảnh báo gan bị tích tụ chất độc hoặc quá trình trao đổi chất của gan đang gặp trở ngại, hoạt động kém.

Bởi vì gan tạng kết nối với gân, vì vậy khi gan hoạt động không hiệu quả, móng tay sẽ có một tín hiệu cảnh báo rất rõ ràng.

Móng tay có sọc ngang màu trắng


Hình minh hoạ

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ban đầu của bệnh gan giai đoạn sớm. Nếu bệnh gan tiến triển đến giai đoạn xơ gan, móng tay sẽ bị biến thành màu trắng một cách nghiêm trọng, không có mống trắng hình bán nguyệt ở chân móng và trở nên trắng nhợt nhạt, nhìn không có dấu hiệu của màu máu, cứng và thô như thủy tinh.

Móng tay có đường màu nâu


Hình minh hoạ

Khi móng tay có vệt màu nâu nổi lên bất ngờ (khi không có sự va đập hay chấn thương) thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan.

Viêm gan làm tổn thương các tế bào gan, dẫn đến chất sắc tố màu nâu trong tế bào gan tăng lên, với tế bào chất béo cũng tăng đồng thời ở những mức độ khác nhau làm cho móng tay có các đường vân nổi lên màu nâu. Màu nâu chính là biểu hiện của tế bào gan bị hư hại.

Những việc cấm kỵ trong khi chăm sóc gan

Tránh trầm cảm, lo lắng

Tâm lý có ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của gan. Khi bạn tức giận, khí trong gan sẽ dễ khiến cho huyết dịch bị tích tụ lại, làm gan tắc nghẽn, dễ sinh ra bệnh. Tâm trạng vui vẻ lạc quan là cách tốt nhất để giúp gan bài tiết và đào thải chất độc một cách dễ dàng.


Khi bạn bị trầm cảm, lo lắng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan

Tránh lười biếng, ngồi ỳ một chỗ

Điều cấm kỵ nhất trong quá trình chăm sóc gan chính là sự lười vận động, ít tập thể dục.

Muốn gan khỏe, bạn nên chịu khó tập thể dục, dựa vào độ tuổi của mình để lựa chọn những môn thể dục thể thao phù hợp, rèn luyện chăm chỉ hàng ngày như tập yoga, đi bộ.

Tăng cường tập luyện có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, có thể có tác dụng lớn trong việc dưỡng gan.

Tránh bồi bổ quá mức

Do gan vốn dĩ nóng, nên nếu tiếp tục bồi bổ quá mức, rất dễ làm tổn hại sức khỏe, không tốt cho toàn bộ hoạt động chung của cơ thể.


Xem thêm Mẹ 8x rèn cho con cầm thìa xúc ăn từ 9 tháng tuổi. Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe.


Theo Trí thức trẻ/Bác sĩ gia đình //