Nhiều người khốn khổ vì mẩn ngứa, dị ứng ngày đông giá lạnh và cách chữa dễ làm
Những ngày đông hở da thịt là buốt giá, nhưng nhiều người còn khổ sở hơn khi cứ phải thò tay vén áo gãi sồn sột chỉ vì mẩn ngứa, dị ứng, mề đay vào những ngày đông rét mướt cắt da, cắt thịt.
Mẹo chữa mẩn ngứa, dị ứng, mề đay khi trời lạnh
Mùa Đông giá lạnh, hoặc có mưa rét là rất nhiều người bị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay từng vùng hoặc toàn thân thể, các đầu ngón chân, ngón tay (nếu ngứa sưng đỏ hoặc tím ở đầu ngón chân ngón tay dân gian gọi là bị cước chân, tay).
Nguyên nhân gây chứng bệnh là do phong hàn bên ngoài, cơ thể phản ứng lại mà sinh mẩn ngứa, dị ứng, mề đay. Các thầy thuốc đông y thường dùng phương thuốc để trừ phong hàn, giải độc điều hòa cơ thể, bổ máu để trị các triệu chứng này.
Nếu triệu chứng nhẹ, phát sinh khi trở trời, giá lạnh, mưa rét thì có thể dùng các mẹo dân gian sau đây:
- Hãy lấy quần áo khô cho vào chảo rang nóng rồi mặc vào sẽ hết dị ứng mề đay do mưa lạnh.
- Hoặc dùng áo/ quần vải, lụa rang nóng xoa khắp vùng bị mẩn ngứa, dị ứng là khỏi.
- Hoặc lấy máy sấy tóc xịt hơi nóng vào chỗ bị ngứa, dị ứng, mề đay.
Nhiều người nổi mẳn ngứa, dị ứng, mề đay khi trở trời, giá lạnh, mưa rét. Ảnh minh họa.
Bài thuốc nam trị mẩn ngứa, mề đay, dị ứng đơn giản, dễ kiếm, an toàn lành tính
- Lá tía tô (tác dụng tán phong hàn, chữa phong hàn ngoại cảm).
- Kinh giới (giúp trừ phong hàn, giúp giải cảm, chữa dị ứng).
- Lá đinh lăng (giúp giải độc, mát gan, chữa dị ứng).
- Rau má (giúp giải độc, mát gan, chữa dị ứng, bổ máu...)
Mỗi thứ 50g lá tươi, hoặc 30g khô xay sinh tố, hoặc sắc lấy nước uống.
Khi bị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay cần kiêng gió, kiêng lạnh, tắm nước lạnh hoặc nóng quá.
Lưu ý kiêng ăn các thực phẩm như nhộng, tôm cá nhỏ, đồ béo quá, đồ lạnh quá, hoặc nóng quá...
Cước chân tay khi giá lạnh cũng nhiều người mắc. Ảnh minh họa.
Chữa cước chân tay do lạnh
Khi các đầu ngón chân, ngón tay bị ngứa sưng đỏ, hoặc tím thì dân gian gọi là bị cước. Nguyên nhân gây chứng này là do cơ thể bị nhiễm khí độc lạnh và ẩm ướt (hàn thấp) xâm nhập, rất hay mắc vào ngày mưa lạnh.
- Nếu chỉ đau ở đầu ngón tay, chân là triệu chứng chưa nặng lắm.
- Nếu cảm thấy đau tức ở bụng, da khô rát, nổi vẩy, táo bón là bệnh đã nhập đến can tạng (gan), là đã nặng.
- Nếu cảm thấy ngực đau tức, khó thở, nôn, tim đập mạnh, hay bị hồi hộp, hoảng hốt là bệnh đã nhập đến tâm tạng tâm, Đông y gọi là cước khí xung tâm, rất khó chữa.
Cách chữa
Các thầy thuốc thường dùng phương thuốc trừ thấp, tán hàn, thông kinh hoạt lạc. Nếu triệu chứng ở mức độ nhẹ (đau ở đầu ngón tay, chân) thì nên dùng biện pháp ngâm chân tay như sau:
- Lá lốt cả thân, rễ lá khoảng 100g, đem rửa sạch, cắt khúc (nếu sao vàng hạ thổ càng tốt).
- Đổ lá lốt vào nồi với khoảng 2 lít nước lã đun sôi kỹ, để nguội độ 50-60 độ là dùng được (hoặc có thể điều chỉnh tùy thuộc người dùng).
Buổi tối trước khi đi ngủ ngâm chân từ 15 – 30 phút. Ngâm chân xong nên lau khô và không được dẫm lên sàn lạnh đột ngột.
Bị cước chân tay buổi tối ngâm nước lá thảo dược từ 15 – 30 phút. Ảnh minh họa.
Chữa cước chân tay nặng hơn
Nếu ngâm chân tay không khỏi là đã bị cước nặng, cần dùng bài thuốc sau:
- Kinh giới 15g
- Cành tía tô 10g
- Củ hành khô 2 củ
- Củ khúc khắc (thổ phục linh) 20g
- Dây đau xương 15g
- Ý dĩ (hạt bo bo) sống chưa sao chín 20g
- Thiên niên kiện (nếu không có thay bằng lá lốt sao vàng) 10g
- Lá vối (tươi càng tốt ) 15g
- Vỏ quýt (trần bì )10g
- Cỏ xước 10g
- Rễ cây xấu hổ 10g
- Kê huyết đằng 15g
Cách dùng: Tất cả các vị thuốc trên rửa sạch, cho vào nồi sắc uống 2 ngày/thang. Mỗi thang có thể sắc lại 2-3 lần, ngày uống 2 lần thuốc lúc đói bụng