Nhiều người bỗng nhiên nhiễm HIV ở Phú Thọ: Virus HIV có thể sống trong kim tiêm bao lâu?
Thông tin nhiều người dân ở xã Kim Thượng (huyện Tân Sơn, Phú Thọ) đột nhiên được chẩn đoán bị nhiễm HIV khiến người dân hoang mang. Nhiều người đặt câu hỏi virus HIV có thể sống trong kim tiêm bao nhiêu lần?
Từ vụ nhiều người nhiễm HIV ở Phú Thọ: Vi rút HIV có thể sống trong kim tiêm bao nhiêu lâu?
Mấy ngày, thông tin về vụ việc nhiều người dân ở xã Kim Thượng (huyện Tân Sơn, Phú Thọ) đột nhiên được chẩn đoán bị nhiễm HIV khiến người dân hoang mang. Không ít bệnh nhân trên đều từng khám bệnh và tiêm tại nhà một y sĩ ở địa phương.
Đối chiếu với những sinh hoạt hàng ngày của những người này, người dân xã Kim Thượng nghi ngờ, bệnh nhân đã nhiễm HIV trong quá trình tiêm và điều trị tại nhà một bác sĩ trên có thể do bác sĩ không thay kim tiêm. Hiện Bộ Y tế và các cơ quan chức năng địa phương đang vào cuộc để làm rõ thông tin này.
Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc liệu virus HIV có thể sống trong kim tiêm bao nhiêu lâu?
Chia sẻ với Phóng viên Đời sống Plus, Bác sĩ Nguyễn Vũ Cẩm Tú - Viện Pháp y Quốc gia cho biết HIV là virus gây ra sự suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Vi rút HIV có nhiều nhất ở trong máu, trong tinh dịch và dịch âm đạo. Ngoài ra HIV còn có ở trong nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi, dịch não tuỷ và sữa mẹ của người nhiễm HIV. HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường mà chỉ có những con đường lây nhiễm chính là: quan hệ tình dục không an toàn, lây nhiễm qua đường máu, lây nhiễm từ mẹ sang con và dùng chung bơm kim tiêm với người có HIV.
Theo BS Tú, HIV là một vi rút rất yếu chỉ có thể sống trong các dịch cơ thể, không thể sống trong không khí, nước hoặc thức ăn và. Vi rút này rất dễ chết khi ở ngoài cơ thể.
“Virus HIV cũng như bao nhiêu loại virus khác đều phải cần 1 môi trường sống thích hợp. Môi trường thích hợp nhất với virus HIV là máu người. Trong các môi trường khác thì virus cũng tồn tại được nhưng chỉ trong 1 thời gian nhất định”, BS Tú cho biết.
BS Tú cho biết thời gian tồn tại của vi rút HIV trong các môi trường khác nhau như sau:
- Virus HIV tồn tại trong không khí với nhiệt độ từ 32 - 36 độ trong không quá 5 phút
- HIV có thể tồn tại trong các giọt máu khô từ 2 đến 7 ngày, trong xác chết bệnh nhân AIDS trong 24 giờ.
- Với máu của người có HIV rơi trên đường, nếu bị ánh nắng chiếu trực tiếp thì vi rút chỉ tồn tại được trong 30 phút. Còn trong chỗ tối, khe ẩm ướt thì có thể được từ 48h - 1 tuần
Nếu ở trong kim tiêm vi rút HIV có thể tồn tại từ 48h - 7 ngày.
Riêng với kim tiêm, theo BS Tú, vi rút HIV có thể tồn tại từ 48h - 7 ngày (tùy trường hợp) vì trong kim tiêm máu được lưu trữ tốt hơn. Ngoài ra kim tiêm sau khi được sử dụng (trong trường hợp người nghiện chích ma túy) họ thường hay được giấu vào khe tối hoặc bụi rậm nơi không khí ẩm ướt nên vi rút có cơ hội tồn tại lâu hơn.
Với môi trường nước, virus HIV không tồn tại lâu được trong môi trường này.
“Nếu người nhiễm HIV, khi đi bơi không may chảy máu, bị rơi một vài giọt máu vào môi trường nước như bể bơi, ao, sông, suối, hồ thì lượng vi rút HIV rất ít, không đủ khả năng lây nhiễm cho người khác nên mọi người không cần quá lo lắng.
Nhưng nếu là kim tiêm trong nước thì HIV có khả năng sống được từ 2 ngày - 1 tuần, vì như đã nói, HIV trong kim tiêm được bảo quản tốt hơn”, BS Tú cho biết.
Ngoài ra, theo chuyên gia của Viện Pháp y Quốc gia, một yếu tố quan trọng khác là nhiệt độ của môi trường nước, với môi trường nước ở 25 – 35 độ C thì HIV có thể tồn tại lâu hơn. Nhưng với nhiệt độ của nước lên hơn 90 độ và giữ nguyên trong 20 phút thì HIV bị tiêu diệt. HIV cũng khó sống trong môi trường có tính a xít hoặc kiềm.
Vì thế khi ở ngoài cơ thể, HIV rất dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ và các chất sát khuẩn thông thường. Nếu bị ngâm trong cồn 70 độ hoặc nước Cloramin 1% hay nước Javen 1% thì 30 phút sau vi rút sẽ chết. Như vậy nếu ngâm các dụng cụ hoặc đồ vải của bệnh nhân vào các dung dịch trên trong 30 phút là có thể an toàn, không bị lây nhiễm HIV. Nếu để các dụng cụ hay đồ vải vào nồi rồi đun sôi kéo dài trong 20 phút cũng tiêu diệt được HIV. Việc này vẫn được thực hiện để làm sạch kim tiêm trước đây khi chưa có loại kim tiêm dùng một lần như hiện nay.
"Việc dùng chung kim tiêm giữa người bình thường và người có HIV và kim tiêm không được tiệt trùng đúng cách thì khả năng lây nhiễm HIV là hoàn toàn có thể", chuyên gia Nguyễn Vũ Cẩm Tú cho hay.
Xem thêm Clip: Lương y chia sẻ công thức pha nước uống từ nghệ giúp khỏi hẳn bệnh đau dạ dày