Nhiệt miệng ở môi: Cách phòng ngừa và điều trị

24-02-2023 17:30:58

Bạn rất hay bị nhiệt miệng ở môi khiến việc ăn uống và giao tiếp gặp nhiều khó khăn? Bản thân đã chữa trị đủ mọi cách nhưng vẫn tái phát. Vậy nguyên nhân do đâu, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để nhanh chóng và hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Nhiệt miệng ở môi là gì?

Vết loét nhiệt miệng thường xuất hiện ở các vị trí như môi, lưỡi, lợi, vùng trong má… 

Khi bị nhiệt miệng ở môi, chúng ta có thể dễ dàng quan sát và cảm nhận thấy các vết loét nông, nhỏ hình dạng hơi tròn có màu trắng ngà ngà như sữa hoặc hơi vàng. 

Đường viền xung quanh vết loét tấy đỏ hoặc có màu hồng hơi nhạt, nhiều khi bị sưng đỏ, bị viêm nhiễm. 

Nhiệt miệng dù xuất hiện ở bất cứ vị trí nào cũng khiến cho khổ chủ thấy đau rát, khó chịu, ăn uống trò chuyện khó khăn. Trong đó nhiệt miệng ở môi thường tạo cảm giác đau xót nhất do tiếp xúc nhiều và trực tiếp với thức ăn, hay cọ xát với răng...

Nhiệt miệng ở môi trông như thế nào? 

Nhiệt miệng ở môi rất dễ nhận biết, đó là khi trên bờ môi của chúng ta, những vết loét (vết thương hở) có màu trắng hoặc vàng. Bao xung quanh là những mô viêm, hơi dày, đau rát có màu ngà sữa hoặc hơi vàng. Có cảm giác ngứa ran hoặc hơi đau một chút. 

Vì nhiệt miệng mọc ở môi nên việc ăn uống có thể làm nặng thêm tình trạng khó chịu. 

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở môi

Theo Đông y, sở dĩ nhiệt miệng ở môi phát sinh là do hiện tượng nóng trong, có hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ vị bốc lên. Chứng bệnh này thường gặp phổ biến khi trời nắng nóng, ăn những đồ ăn cay nóng… 

Còn theo y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng, cụ thể như sau: 

  • Chế độ ăn uống bị thiếu hụt vitamin, nhất là các loại vitamin B2, vitamin B12, vitamin B7, vitamin C, kẽm, axit folic… 
  • Niêm mạc khoang miệng nhạy cảm, bị tổn thương, rất hay bị dị ứng với vi khuẩn bên trong. 
  • Chăm sóc răng miệng sai cách gây trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nên vết loét. 
  • Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang bầu, kinh nguyệt. 
  • Sức đề kháng bị giảm khiến các vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công vào các mô nướu, lưỡi, má…  

Cách điều trị nhiệt miệng ở môi 

Nhiều người nghĩ nhiệt miệng ở môi chỉ là bệnh vặt, lành tính nên thờ ơ, chủ quan. Tuy nhiên tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những nguy hại đối với sức khỏe. 

Cụ thể các biến chứng không chỉ khó chịu mà còn nguy hiểm như bị áp-xe ở môi, viêm cấp tấy đỏ, nhiệt miệng ở môi gây đau nhức khó chịu ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt thường ngày. 

1. Chữa nhiệt miệng ở môi tại nhà

Chữa nhiệt miệng ở môi tại nhà được nhiều người áp dụng bởi an toàn, tiết kiệm, lành tính. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách như sau:

1.1. Chữa nhiệt miệng ở môi bằng nước muối
 


Như chúng ta đều biết muối có tính sát khuẩn cao do đó giúp những vết loét nhanh lành, săn se khô lại mau hơn. Đây là cách xử lý nhanh và hiệu quả tình trạng nhiệt miệng ở môi. 

Cách thực hiện như sau:

Hòa một thìa muối vào chút nước ấm rồi khuấy đều lên, dùng bông tăm hoặc gạc sạch chấm nhè nhẹ lên vết loét nhiệt miệng. Chúng ta có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để vết loét mau lành hơn. 

Để cho tiện lợi, tiết kiệm thời gian và công sức; chúng ta có thể mua nước muối sinh lý bán trực tiếp tại các nhà thuốc để chấm/ thoa lên vết loét. Nên làm ấm lại nước trước khi thực hiện sẽ tốt hơn. 

1.2. Dùng mật ong - Mẹo dân gian trị nhiệt miệng ở môi 
 


Mật ong không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn có các thành phần kháng khuẩn, tiêu viêm vô cùng hiệu quả giúp giảm đau, sưng vết loét nhiệt ở môi, ngừa tối đa khả năng bị nhiễm trùng. 

Cách thực hiện: Chúng ta dùng tăm bông hoặc gạc sạch chấm nhẹ vào mật ong, thoa trực tiếp lên chỗ vết loét. Một ngày nên làm từ 4 - 5 lần. 

1.3. Chữa nhiệt miệng ở môi tại nhà bằng trà xanh 

Trà xanh với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ giúp sát khuẩn, thúc đẩy nhanh quá trình lành vết loét. 

Cách thực hiện:

Chúng ta có thể dùng bã trà xanh sau khi hãm đắp trực tiếp lên vết loét hoặc nước chè xanh pha hơi đặc một chút rồi chấm nhẹ lên vết loét. 

2. Chữa theo Tây y 

Nhiều người thường tìm đến thuốc tân dược để giảm nhanh các cơn đau rát, khó chịu. 

Thông thường một số loại thuốc chuyên dùng trong điều trị thuộc thể kem bôi như: kem nhiệt miệng Thái Lan Oracortia, thuốc bôi nhiệt miệng nguồn gốc Malaysia Orrepaste, gel bôi chữa lành vết loét nhiệt miệng Urgo hay xịt nhiệt miệng xuất xứ từ Nhật Bản… 

Kết hợp kem bôi cùng một số thuốc dùng để chữa theo đường uống như dòng thuốc kháng viêm thông dụng Colchicine 0,6mg, Prednisone, Biseptol...

3. Chữa theo Đông y 

Chữa nhiệt miệng ở môi theo y học dân gian được khá nhiều người hưởng ứng bởi an toàn, lành tính, thanh nhiệt dễ chịu hơn so với dòng thuốc tây. 

Cơ chế chữa nhiệt miệng theo Đông y là thanh nhiệt đào thải độc tố, dưỡng âm, kháng viêm. Mọi người có thể áp dụng một số bài thuốc khá hay và hiệu nghiệm sau:

Bài thuốc 1: Gạo tẻ nấu thành cháo, thêm chút bột sắn vào nấu chín, ăn luôn trong ngày vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại phát huy công dụng. Kiên trì ăn như vậy khoảng từ 3- 5 ngày. Không chỉ tốt cho người bị nhiệt miệng mà còn giúp nhuận tràng, nướu răng bị sưng, chảy máu. 

Bài thuốc 2: Lấy một nắm lá cỏ mực đem rửa sạch, giã cho nát rồi chắt lấy nước cốt. Sau đó hòa cùng với một chút mật ong. Sau đó dùng bông gạc hay tăm bông chấm nhẹ lên chỗ nhiệt miệng. Một ngày bôi từ 3 - 4 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. 

Bài thuốc 3: Chuẩn bị đậu đen, hạt sen, bí ngô gọt vỏ, rửa sạch và thái ra từng miếng. Gạo nếp và gạo tẻ đãi sạch rồi cho tất cả vào nồi, hầm chín. Múc ra ăn thêm vào chút đường, thái 2 - 3 lát gừng vào cho thơm ngon. Sau đó múc ra bát ăn nguội. 

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Đa số các trường hợp bị nhiệt miệng ở môi có thể khỏi sau 1-2 tuần, thậm chí có thể nhanh hơn khi được điều trị tích cực bằng các phương pháp đúng đắn. Song nếu thấy tình trạng không đỡ mà ngày càng nặng thêm ra kèm theo một số triệu chứng khó chịu dưới đây thì bạn cần đi thăm khám bác sĩ:

  • Các vết loét có dấu hiệu bị áp xe, nhiễm trùng nặng hơn và lan rộng ra những vùng lân cận như lưỡi, trong má, trên nướu. 
  • Các nốt nhiệt miệng bị viêm cấp, tấy đỏ khiến người bệnh bị nổi hạch, có thể sốt cao. 
  • Vết loét nhiệt miệng như bị xơ hóa, ở các mô viền xung quanh không còn có sự mềm mại nữa. 
  • Nhiệt miệng ở môi kéo dài nhiều ngày không đỡ khiến cơ thể mệt mỏi, ăn uống khó khăn dẫn đến suy nhược. 

Khi tới thăm khám, bác sĩ sẽ sàng lọc mọi triệu chứng đưa ra nguyên nhân và cách chữa phù hợp. Trong trường hợp bị nhiệt miệng nặng do độc tố gây nên thì cần phải xử lý nhanh chóng, dứt điểm 

Thải độc trị nhiệt miệng nặng theo Ngự y Mật Phương

Theo Ngự y mật phương, nhiệt miệng bị nặng và tái phát thường xuyên là do cơ thể đang bị độc tố tích tụ trong các tạng phủ lâu ngày không được đào thải ra khiến cơ thể “bốc hỏa” sinh ra nhiệt. 

Do vậy việc sử dụng các sản phẩm thanh nhiệt, đào thải độc tố trong máu, nội tạng sẽ là cách khắc phục triệt để do tác động đúng căn nguyên. 

Thị trường Đông y có rất nhiều các sản phẩm thanh nhiệt, giải độc nhưng thường tràn lan, tác dụng không rõ rệt. Chỉ có Viên giải độc Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 được bào chế theo phương thức cổ truyền linh nghiệm nhất, cùng nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao mới đem lại hiệu quả vượt trội. 

Sản phẩm không chỉ có chức năng tiêu độc, mát gan tiêu trừ nhiệt miệng mà còn giảm hiện tượng mụn nhọt, dị ứng mẩn ngứa, táo bón, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, kém tập trung… 

Dùng Viên giải độc Ngự y mật phương đều đặn là cách mang lại hiệu quả điều trị tối ưu, ngăn ngừa triệu chứng tốt nhất, tránh tình trạng nhiệt miệng lan rộng ra. 

Có nhiều biện pháp hữu ích giúp làm dịu cơn đau rát do nhiệt miệng ở môi. Chúc các bạn áp dụng được cách thành công, hiệu quả mau chóng mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa tái phát. 

DS. Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //