Nhiệt lưỡi đau rát làm phiền bạn – Phải làm sao?
Nhiệt lưỡi đau rát khiến cho việc ăn uống, nói chuyện hàng ngày trở nên vô cùng khó khăn. Nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng này và cách khắc phục tại nhà đơn giản hiệu quả.
Nhiệt lưỡi đau rát làm ảnh hưởng lớn tới việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày
Nhiệt lưỡi là gì?
Nhiệt lưỡi hay vẫn thường gọi là nhiệt miệng (loét aphthous) là một loại viêm loét phổ biến hình thành trên màng nhầy, xuất hiện ở trong khoang miệng.
Các vết loét thường có hình tròn và hình thành ở những vùng mềm trong miệng như bên trong môi, má hoặc mặt dưới của lưỡi. Đây là các vết loét lành tính, không lây nhiễm và có thể xuất hiện ở lưỡi hay trong miệng dưới hình thức đơn lẻ hay thành cụm.
Trong hầu hết các trường hợp, nếu nhiệt lưỡi tái phát thì mỗi đợt thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Nguyên nhân của tình trạng này không rõ ràng và hiện chưa có cách điều trị triệt để. Cách xử lý các chuyên gia hướng tới là giúp giảm đau và giảm khó chịu trong sinh hoạt do loét miệng gây ra.
Phân loại các vết nhiệt lưỡi
Có thể phân loại nhiệt miệng thông qua kích thước vết loét
Loét áp tơ nhỏ
Đây là loại thường gặp nhất. Chúng có kích thước nhỏ, với đường kính dưới 5mm – có thể hình thành một vết loét đơn lẻ hoặc tạo thành cụm. Chúng thường không gây đau đớn nhiều.
Loét áp tơ lớn
Tình trạng ít phổ biến hơn, nhiệt lưỡi có kích thước từ 5mm trở lên và hình thành đơn lẻ hoặc theo cặp. Chúng có thể gây đau rát đặc biệt khi ăn và uống. Vết loét kéo dài từ hai tuần cho tới vài tháng.
Loét miệng dạng herpetiform
Đôi khi nhiệt lưỡi có thể gây tổn thương và tạo thành những vết loét lớn, có hình dạng bất thường. Các vết loét dạng herpetiform được gọi như vậy vì chúng có hình thức giống với mụn rộp. Tuy nhiên, vết loét miệng dạng herpetiform không phải do vi rút herpes simplex gây ra.
Các triệu chứng của nhiệt lưỡi
Ngoài bản thân các vết loét miệng thì tình trạng này rất hiếm các triệu chứng đi kèm. Một số trường hợp, trước khi bị nhiệt miệng người bệnh cảm thấy nóng rát hoặc ngứa ở bên trong miệng, có thể gây đau. Một khi vết loét xảy ra, thường xuất hiện cơn đau cục bộ ở vùng lưỡi bị nhiệt ở các mức độ khác nhau.
Nhiệt miệng áp tơ trông như thế nào?
Các vết loét thường nông và khi bắt đầu có màu vàng nhạt, sau đó chuyển sang màu xám khi bệnh tiến triển. Chúng có thể có bờ màu đỏ bao quanh hoặc có màu đỏ hoàn toàn khi bị viêm. Rát miệng nhiệt lưỡi khiến cho nhiều người khó có thể ăn uống, nói chuyện được như bình thường.
Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, loét miệng có thể dẫn tới sưng hạch bạch huyết, sốt, mệt mỏi. Tuy nhiên, những trường hợp này cực kỳ hiếm gặp và do vậy sưng hạch bạch huyết không phải là dấu hiệu đầu tiên của loét áp tơ.
Nguyên nhân gây ra nhiệt lưỡi đau rát
Nhiệt miệng gây ra đau nhức vùng miệng rất khó chịu
Dân gian Việt Nam ta thường truyền tai nhau rằng nhiệt miệng là do ăn nhiều đồ “nóng”. Đồ ăn nóng là một số loại hoa quả, thức ăn có tính nhiệt như nhãn, mít, vải, xoài,… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn các đồ ăn “nóng” này có thể gây ra nhiệt miệng.
Nguyên nhân chính xác của nhiệt lưỡi vẫn chưa được biết tới tuy nhiên các chuyên gia cho rằng nhiệt lưỡi có thể do một hoặc là sự kết hợp của nhiều tác nhân bên ngoài gây ra.
Các tác nhân được cho là có thể gây ra nhiệt lưỡi bao gồm:
- Căng thẳng
- Gặp thương tích trong miệng, ví dụ như vết cắt, vết bỏng hoặc vết cắn trong khi ăn, làm răng, đánh răng mạnh.
- Di truyền gia đình
- Natri lauryl sulfat – một hoạt chất trong một số loại kem đánh răng và nước súc miệng; hợp chất này không được chứng minh là tác nhân kích hoạt, nhưng được biết là có thể kéo dài thời gian lành vết loét.
- Một số thực phẩm và đồ uống, bao gồm cà phê, sô cô la, trứng và pho mát, cũng như thực phẩm có tính axit hoặc cay.
- Sự thiếu hụt một số vitamin hoặc khoáng chất bao gồm kẽm, B12, folate và sắt có thể gây ra thiếu máu.
- Phản ứng dị ứng với vi khuẩn trong miệng.
- Sử dụng, cũng như bỏ thuốc lá.
- Thay đổi nội tiết tố liên quan đến mang thai.
- Hệ miễn dịch suy yếu, mắc bệnh mãn tính.
Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây loét miệng: Dù căng thẳng không trực tiếp gây ra nhiệt lưỡi nhưng cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh dù có thể ảnh hưởng tới quá trình vết nhiệt lưỡi lành lại. Nhiệt lưỡi cũng có thể gây căng thẳng bằng cách ảnh hưởng tới cách thức và những người bị ảnh hưởng khi ăn và uống.
Một số loại thuốc có liên quan đến sự phát triển vết loét: Sử dụng thuốc cũng sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, có một số loại thuốc có thể gây ra nhiệt miệng như:
- Nicorandil, một loại thuốc dùng để điều trị đau thắt ngực, bệnh tim.
- Ibuprofen và các loại thuốc chống viêm khác.
- Các loại thuốc aspirin để tan trong miệng thay vì nuốt.
Điều trị nhiệt lưỡi đau rát như thế nào?
Có thể sử dụng nước súc miệng sát khuẩn chuyên dụng để giảm khó chịu khi bị nhiệt lưỡi
Trên thực tế, chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn được loét miệng nhưng hướng xử lý hiện nay chính là kết hợp các biện pháp để kiểm soát triệu chứng. Vì phần lớn các trường hợp thì vết nhiệt lưỡi sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Chúng ta chỉ cần áp dụng một số biện pháp tại nhà như sau:
- Tránh ăn thức ăn cứng hoặc có thể gây kích ứng, như dứa.
- Chườm lạnh lên vùng bị ảnh hưởng
- Sử dụng một số loại thuốc gây tê bôi ngoài da chứa lidocaine hoặc benzocaine sẽ giúp kiểm soát đau đớn do vết loét gây ra.
Đối với các loại vết loét nghiêm trọng, có thể cần kết hợp sử dụng:
Điều trị chống viêm
Sử dụng bột chống viêm tại chỗ, không kê đơn bôi trực tiếp lên vùng bị nhiệt miệng cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của vết nhiệt lưỡi, đặc biệt đối với thể nhẹ.
Bôi các loại bột chống viêm lên vết thương loét từ 2 tới 4 lần hoặc theo hướng dẫn sử dụng của dược sĩ hoặc bác sĩ.
Thuốc sát trùng và kháng sinh điều trị viêm loét miệng
Sử dụng nước súc miệng sát trùng, như loại có chứa chlorhexidine, hai lần mỗi ngày hoặc theo khuyến nghị là một phần của liệu trình điều trị loét áp tơ. Trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh uống hoặc bôi, một số loại như tetracycline hoặc minocycline – loại kháng sinh hiệu quả trong điều trị vết loét.
Một số loại kháng sinh được dùng dưới dạng nước súc miệng với kháng sinh hòa tan trong nước, súc quanh miệng và nhổ ra.
Phòng ngừa nhiệt lưỡi hiệu quả
Để tránh bị các vết loét trong khoang miệng và lưỡi thì bạn nên áp dụng các phương pháp sau để giúp phòng bệnh hiệu quả:
- Tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây nhiệt miệng.
- Tập trung chế độ ăn cân bằng, có đủ chất dinh dưỡng và vitamin.
- Duy trì vệ sinh răng miệng tốt và dùng bàn chải đánh răng mềm để tránh gây kích ứng.
- Giảm căng thẳng và ngủ đủ giấc.
Sử dụng dung dịch xịt răng miệng thảo dược giúp giảm rát lưỡi nhiệt miệng
Bên cạnh việc sử dụng nước súc miệng và thuốc bôi nhiệt miệng thì xu hướng mới trong quá trình lành vết loét chính là sử dụng xịt răng miệng thảo dược. Từ các loại dược liệu tự nhiên, xịt răng miệng giúp hỗ trợ giảm đau rát do nhiệt lưỡi gây ra.
Khi xuất hiện các biểu hiện của vết loét bạn nên xịt vào tổn thương ít nhất mỗi ngày 8 lần, cách nhau 2 – 3 giờ, mỗi lần 1 – 2 nhịp.
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT- Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng - Đau rát, viêm loét miệng Thành phần: Kim ngân hoa; Lá trầu không; Hoa đu đủ đực; Lá đào; Natri benzoat, Tinh dầu bạc hà, Nước tinh khiết vừa đủ 20ml. Công dụng: - Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng. - Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng. Cách dùng: Lắc kĩ trước khi dùng. Súc miệng bằng nước ấm trước khi xịt. Xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt. Bệnh nặng có thể xịt nhiều lần hơn. Chú ý: Thận trọng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi. Quy cách đóng gói: Hộp 1 chai x 20ml. Bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng mặt trời. Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An Điện thoại: 1800.6689 Fax: (0272).3817337 Thông tin chi tiết xem tại: Xịt Răng Miệng Nhất Nhấ |