Nhật ký rơi nước mắt của mẹ quyết lăn tôm sống chữa chàm cho bé
Mẹ kiên trì, cẩn thận lăn tôm trên vầng trán và hai bên má của bé. Có lúc nhìn da con đỏ ửng lên, căng ra đau rát, mẹ muốn rơi nước mắt, xót xa địnhh dừng lại không làm nữa.
Cả nhà hồi hộp chờ đợi giây phút con gái ra đời. Khi trong phòng hộ sinh có tiếng khóc oe…oe…oe, cả nhà mừng rỡ: mẹ tròn con vuông rồi.
Bác sĩ bế cháu bé từ phòng hộ sinh bước ra, cả nhà đang vui bỗng tắt lịm nụ cười. Khuôn mặt nhỏ, tròn phủ một lớp da đỏ loang lổ lẫn lộn…khó tả.
Bà ngoại tự nhủ chắc tại trời tối, với lại do nước ối bám vào nên khuôn mặt mới vậy. Một vài ngày sẽ khác, trẻ sơ sinh thay đổi theo từng ngày mà.
Sáng hôm sau, bác sĩ bước vào phòng kiểm tra và chẩn đoán không phải do nước ối mà do bé bị chàm. Những vết chàm loang lổ trên vùng chán, dưới má của bé cũng có. Mẹ cởi quần áo của bé ra thấy chỗ nào cũng chàm, loang lổ những chàm đỏ, cả chàm đen ở vùng gáy, chân, tay, chỗ nào cũng thấy.
Thôi thì ở chân cũng không sao, nhưng trên mặt thì hơi ái ngại. Mẹ bế con vào lòng mà thương vô hạn. Con là con gái mà, chàm như vậy thì…Rồi mọi người bảo thời buổi khoa học hiện đại bố mẹ cứ tiết kiệm để dành tiền sau này thẩm mỹ sẽ hết thôi mà.
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Ảnh minh họa
Chị y tá bảo xưa con chị sinh ra cũng bị chàm nhưng bà nội chữa mẹo theo cách dân gian khỏi luôn. Bà ngoại bé kiên nhẫn làm thử coi. Phải làm lúc ở cữ ấy.
Bà ra ngoài chợ, mua tôm rồi về bóc nõn đem tẩm với nước dừa. Cứ sáng sớm và tối muộn lăn vào vùng chàm cho bé, vết chàm sẽ mờ…lâu dần sẽ hết. Làn da bé non nớt là vậy, lăn tôm với nước dừa có sợ da bé dị ứng rồi nhiễm trùng không?
Thôi thì cứ thử xem thế nào, dù sao chị ấy cũng là y tá mà con chị ấy cũng bị và thử rồi mà.
Vậy là sáng sáng bà ngoại ra chợ mua tôm (lúc đầu bà chỉ hỏi giá nhưng không mua, chị bán tôm thấy bà nhón một con như hiểu ra điều gì và vờ cho bà lấy).
Hôm sau, bà ra mua chị nhanh nhảu, bà cứ lấy đi không phải ngại…Rồi hàng xóm, ai đi chợ về cũng ghé qua mang cho mẹ một con tôm, cũng chỉ mong bài dân gian đó sẽ hiệu nghiệm.
Mẹ kiên trì, cẩn thận lăn tôm trên vầng trán và hai bên má của bé. Lăn đến khi con tôm chuyển từ màu trắng đục sang màu đỏ; má, trán của bé căng lại vì tôm với nước dừa. Có lúc nhìn da con đỏ ửng lên, căng ra đau rát, mẹ muốn rơi nước mắt, xót xa định dừng lại không làm nữa.
Nghĩ sao ai mà ác độc vậy, đổ khắp người con bé. Nếu bạn nhìn bé sẽ không giấu nổi niềm thương, những chấm chàm đen, nâu lốm đốm, rồi mỗi lần nhìn bé vặn mình, khuôn mặt lại dâng lên vết chàm đỏ.
Chàm sữa cho bé dần hết đi nhờ việc lăn tôm sống cùng nước dừa đều đặn trên người bé
Mẹ lang thang trên mạng cầu cứu mọi người xem ai có bí quyết gì giúp con gái tôi bị chàm… Các mẹ mách nhiều bài thuốc dân gian lắm…
Với lòng kiên trì, tình yêu thương của mẹ và lòng tốt bụng, sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, vết chàm của bé dần dần bay theo thời gian.
Hết bốn tháng cữ, trên khuôn mặt của bé ở vầng trán và má bé đã không còn nốt chàm đỏ nữa. Mà kỳ lại lắm làn da của bé trắng hồng lên. Khuôn mặt rạng ngời, đôi mắt sáng long lanh lúc nào cũng toe toét nụ cười.
Nhưng tôi vẫn buồn vì mỗi lần tắm cho bé vết chàm đen, nâu trên người bé thì không hết vì nó quá nhiều. Thôi thì cũng tự an ủi mình vì khuôn mặt của bé giờ không còn nốt chàm đỏ nữa.
Chuyện tôi kể với các bạn hoàn toàn là sự thật. Tôi thật sự cảm ơn những bài thuốc dân gian mà các cụ xưa truyền miệng đến tận ngày nay để cháu gái tôi không còn bị chàm nữa. Nếu ai có con bị chàm đỏ hãy kiên trì lăn tôm bóc nõn với nước dừa thật sự sẽ khỏi.
Sẽ có ai đó khi đọc xong sẽ hỏi sao mẹ bé không lăn tôm với nước dừa lên những vết chàm khác.
Gia đình tôi cũng kiên trì tắm lá canh giới cho bé theo lời mách của một vài người, để đỡ ngứa, rôm xảy và chữa chàm nhưng thật tình mà nói bé nhà tôi có quá nhiều chàm nên không thể lăn tôm được, nhưng bù lại bé có một làn da trắng mịn màng, nụ cười rạng ngời và đôi mắt sáng. Hy vọng bé sẽ có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc về sau.