Người đàn ông vô sinh do đầu tinh trùng to và những điều ít biết về tinh trùng

22-04-2017 07:33:52

Lấy nhau mười năm, làm đủ mọi cách, uống đủ loại thuốc nhưng vợ chồng anh Học vẫn không thể có con. Đến cả phương pháp cuối cùng là thụ tinh trong ống nghiệm cũng không thể thực hiện được.

Anh Nguyễn Đình Học (37 tuổi, ở Thái Bình) trước đó đã sử dụng khá nhiều loại thuốc đông y đồng thời có chế độ ăn uống để tẩm bổ “tinh binh” với mong muốn có được đứa con để vỗ về. Tuy nhiên, vợ chồng anh vẫn không được toại nguyện.

Cuối cùng, vợ chồng anh Học quyết định nhờ đến phương pháp Tây y tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tại đây, bác sĩ tư vấn cho anh Học phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Khi quyết định lựa chọn phương pháp này, điều bất ngờ lại tiếp tục xảy ra với hai vợ chồng. Theo đó, khi đang chuẩn bị tiến hành thụ tinh bằng phương pháp ICSI (tiêm tinh trùng vào bào tương noãn), bác sĩ đã không bắt được tinh trùng của anh Học vào kim tiêm.

TS Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng bộ môn Mô - Phôi, Đại học Y Hà Nội (Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép) cho hay, trường hợp của bệnh nhân Phương khá đặc biệt, bệnh nhân có tinh trùng. Tuy nhiên, khi lấy tinh trùng ra để tiến hành làm thụ tinh trong ống nghiệm, bác sĩ còn phát hiện phần đầu tinh trùng của bệnh nhân quá to, gấp 3-4 lần bình thường. Đầu của tinh trùng quá to nên không thể hút được vào kim tiêm thực hiện thụ tinh. Đây là một trong những trường hợp tương đối hiếm gặp.

Trường hợp đầu tinh trùng quá to tới mức khác thường như vậy là do những bất thường hình thái tinh trùng khá nặng, có thể là tinh trùng đã bị đa bội thể.

Đầu tinh trùng to khiến người đàn ông không thể có con

TINH TRÙNG CHỮA UNG THƯ CHO NỮ GIỚI

Đối với trường hợp “đầu tinh trùng khủng” như trên bác sĩ cũng tư vấn bệnh nhân nên dừng thụ tinh ống nghiệm để đông trứng. Chờ một thời gian sau, nếu khám lại mà chất lượng tinh trùng cải thiện sẽ tiến hành rã đông trứng đã thụ tinh.

“Trong trường hợp, chất lượng tinh trùng không cải thiện được thì bệnh nhân nên xin tinh trùng hiến”, TS. Nguyễn Mạnh Hà cho biết.

Tinh trùng có thể bất thường đầu, cổ và đoạn trung gian, đuôi. Trong những trường hợp bất thường nặng, tinh trùng khó có thể thụ tinh được.

Dị dạng đầu tinh trùng chiếm đa số với các dạng bất thường về nhân, về túi cực đầu, về hình dáng của đầu, có những trường hợp có bất thường phần đuôi như, đuôi ngắn, gãy, hai đuôi. TS. Nguyễn Mạnh Hà cũng đã từng gặp ca bệnh dị dạng tinh trùng có tới 4-5 đuôi.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dị dạng tinh trùng như bất thường trong quá trình sinh tinh, ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Khi có những dị dạng nặng về tinh trùng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn khuyên đi xét nghiệm gen AZF (gen ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh), xét nghiệm bộ nhiễm sắc thể xem có những bất thường hay không, xét nghiệm đứt gãy nhiễm sắc thể của tinh trùng.

10 điều ít biết về tinh trùng

Phần lớn tinh trùng là bất thường

Con người không giỏi trong việc sản xuất tinh trùng. Thực tế, hơn 90% lượng tinh trùng của bất cứ lần xuất tinh nào đều là dị hình. Như các loài động vật một vợ một chồng, tinh trùng của chúng ta không cần hoàn hảo vì nó thường không phải cạnh tranh chống lại tinh trùng của kẻ khác.

Thời gian sản xuất tinh trùng khá lâu

Mặc dầu tổng số lượng tinh trùng rất lớn, các nghiên cứu mới nhất cho thấy tinh trùng phải mất hơn hai tháng để thành hình.

Tinh trùng thiếu "mũ" khó thụ thai

Trong các xét nghiệm tinh dịch đồ ta thường thấy có phần kết luận như: tinh trùng bất thường dị dạng đầu nhỏ 99% không có acrosome... Acrosome là một cái mũ úp lên đầu tinh trùng - bản chất nó là một enzym có tác dụng hút giống như nam châm. Nhờ có cái mũ này mà tinh trùng mới định hướng và biết trứng ở đâu để tiến về phía đó và bám vào khi gặp trứng để thụ tinh. Vì thế khi thiếu hay không có acrosome thì tinh trùng sẽ bơi lung tung và cho dù có gặp trứng thì cũng sẽ bị trôi tuột đi mà không bám vào được, từ đó sự thụ tinh sẽ không diễn ra.

Chỉ có một tinh hoàn cũng không sao

Nếu người nào đó sinh ra thiếu một tinh hoàn hay bị mất do tai nạn, người đó vẫn có thể có con bình thường. Thực tế, tinh hoàn còn lại thường phát triển đủ để bù đắp cho bên bị mất. Lance Armstrong - một vận động viên đua xe đạp nhà nghề nổi tiếng thế giới đã có hai đứa con bằng thụ thai tự nhiên dù đã mất một tinh hoàn do ung thư.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu một bên tinh hoàn vỡ hay bệnh không được cắt bỏ và tự teo đi thì có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn còn lại. Lý do được cho là tinh hoàn teo đã trở thành vật thể lạ (kháng nguyên), vì vậy cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại cả tinh hoàn teo và tinh hoàn lành.

Đầu tinh trùng to khiến người đàn ông không thể có con

SỰ THỰC VỀ TINH TRÙNG CHỮA BỆNH UNG THƯ CHO NỮ GIỚI

Tính nam của cha và con trai

Nhiễm sắc thể Y là nhiễm sắc thể  tạo nên tính nam của người đàn ông. Mỗi nhiễm sắc thể khác trong cơ thể đều là một sự kết hợp giữa gene của mẹ và gene của bố nhưng nhiễm sắc thể Y không có sự hòa trộn kiểu đó. Vì vậy, một nhiễm sắc thể Y ở nam giới là đúc khuôn từ nhiễm sắc thể Y từ bố và và cứ như vậy.

Tinh trùng cũng thoái hóa

Phụ nữ sinh ra đã có đầy đủ số trứng mà họ sẽ có và ở độ tuổi trung niên, chúng đã hoàn thành khả năng sinh sản. Nam giới lại khác. Tinh trùng được sản xuất liên tục. Và vì vậy, chất lượng của tinh trùng cũng thoái hóa một chút theo tuổi tác. 

Kẻ thù giấu mặt

Được tạo ra muộn trong quá trình phát triển của con người (tới khi dậy thì mới có), các tế bào tinh trùng đáng lẽ cũng có thể bị tấn công bởi chính hệ thống miễn dịch của mình, do chúng không được nhận dạng. May mắn là, có những tế bào bao quanh và bảo vệ tinh trùng, vì vậy chúng không bị tấn công.

Tinh trùng chỉ là vật trung gian vận chuyển

Chúng ta thường nghĩ mỗi cá thể là sự kết hợp của trứng với tinh trùng mà hình thành. Nhưng tinh trùng không có vai trò quan trọng như vậy. Trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, các nhà nghiên cứu đã làm một thử nghiệm, giết chết tinh trùng rồi bơm tinh trùng đã chết vào trứng. Kết quả, trứng vẫn được thụ tinh. Như vậy có thể thấy ADN bên trong tinh trùng là thứ duy nhất trứng cần.

Nhà máy sản xuất tinh trùng cần làm mát

Vì tinh trùng rất yếu ớt, các tinh hoàn cần duy trì nhiệt độ mát hơn khoảng hai độ C so với phần còn lại của cơ thể. Đó là lý do tinh hoàn được treo ở bên ngoài cơ thể. Khi tinh hoàn co lại trong thời tiết lạnh, nó chỉ là muốn nhận được nhiều hơi ấm từ cơ thể hơn.

Nếu tất cả tinh trùng trong một lần xuất tinh đều được thụ tinh, có thể tạo ra dân số một đất nước

Mỗi lần xuất tinh chỉ có khoảng một nửa thìa tinh dịch. Như vậy là không nhiều, đúng không bạn? Nhưng thưc sự, có 200 triệu tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh và tất cả số này đều cạnh tranh với nhau để thụ tinh với trứng. Nếu tất cả số tinh trùng đó đều được sử dụng, chúng sẽ tạo thành 2/3 dân số của Mỹ.

Tinh trùng chữa khỏi bệnh ung thư cho nữ giới

Quỳnh Anh (T/H)
Theo Đời sống Plus //