Người có sức đề kháng yếu phải làm sao để cơ thể khỏe mạnh?
Sức đề kháng yếu khiến cơ thể khó chống đỡ lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài, nên dễ mắc bệnh và bệnh lâu khỏi. Vậy, sức đề kháng yếu phải làm sao?
Sức đề kháng yếu khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng
Sức đề kháng yếu là gì?
Sức đề kháng hay còn gọi là hệ miễn dịch là khả năng phòng vệ của cơ thể, là lớp “hàng rào chắn” ngăn chặn các tác nhân có hại từ bên ngoài như vi rút, vi khuẩn… xâm nhập vào cơ thể. Nói cách khác, sức đề kháng được ví von như tấm khiên chắn, giúp cơ thể chống lại những kẻ xâm lược bên ngoài.
Nếu sức đề kháng suy giảm sẽ khiến cơ thể khó chống đỡ lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài, nên dễ mắc bệnh như cảm lạnh, cúm… Sức đề kháng yếu dễ khiến các bệnh nhẹ tiến triển nặng, dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng máu, ung thư…
Sức đề kháng là “hàng rào chắn” chống lại các tác nhân gây bệnh
Dấu hiệu đề kháng kém cần chú ý
Khi sức đề kháng suy yếu, sức khỏe trở nên suy giảm và cơ thể thường biểu hiện các dấu hiệu sau:
Dễ bị cảm lạnh, cúm
Sức đề kháng yếu, hàng rào chắn bảo vệ cơ thể khó chống đỡ được sự xâm nhập của nhiều loại vi rút, vi khuẩn từ bên ngoài nên dễ bị bệnh như cảm lạnh, cúm, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.
Hay mệt mỏi, thiếu sức sống
Người có sức đề kháng kém thường cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi đã ngủ đủ giấc sáng dậy vẫn thấy uể oải, ủ rũ, không có sức lực.
Tiêu hóa kém
Nhiều người không biết rằng, có đến 80% mô miễn dịch nằm tại đường tiêu hóa. Do vậy, người có sức đề kháng kém thường có hệ tiêu hóa hoạt động kém hoặc có vấn đề ở đường tiêu hóa. Khoa học cũng đã chứng minh, người có sức đề kháng suy giảm thường tiêu hóa và hấp thu kém hơn bình thường, dễ bị đau bụng, nôn ói, tiêu chảy khi ăn món ăn lạ hoặc không đảm bảo vệ sinh.
Chán ăn, gầy yếu
Do cơ thể mệt mỏi, uể oải nên nhiều người không muốn ăn, chán ăn dẫn đến sụt cân. Chán ăn kéo dài và tiêu hóa kém có thể dẫn đến suy nhược cơ thể.
Vết thương chậm lành
Không chỉ khó chống đỡ lại các tác nhân bên ngoài, người có hệ miễn dịch suy yếu còn khó hồi phục cơ thể sau khi bị thương. Ví dụ như vết thương trên da chậm lành, khi bị bệnh thì khả năng hồi phục kéo dài và bệnh thường xuyên tái phát.
Sức đề kháng yếu khiến cơ thể dễ mắc bệnh và khả năng hồi phục kém
Người có sức đề kháng yếu phải làm sao?
Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu của sức đề kháng kém, bạn cần có những điều chỉnh về lối sống, chế độ dinh dưỡng, tập luyện cũng như tham khảo dùng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe để tăng cường đề kháng, tránh để kéo dài gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Uống nhiều nước
Nước có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các tế bào bạch cầu đi khắp cơ thể, đào thải chất độc hại thông qua mồ hôi, giúp tim bơm máu hiệu quả và tăng cường trao đổi chất… Uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày chính là cách đơn giản giúp tăng cường hệ miễn dịch hữu hiệu.
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tắm rửa và thay quần áo hàng ngày để tránh vi khuẩn từ da xâm nhập vào cơ thể. Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, không để ao tù, nước đọng tạo môi trường cho vi khuẩn, vi rút sinh sôi gây bệnh cho cơ thể.
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày chính là cách để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, việc tập luyện thể chất mỗi ngày còn giúp hạn chế các bệnh tim mạch, chống loãng xương, cải thiện cơ bắp, cải thiện tâm trạng.
Nên lưu ý lựa chọn các môn thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe, tuổi tác của mình, tránh quá sức và gặp phải chấn thương khi luyện tập.
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, ổi… giúp làm tăng sản xuất bạch cầu, là “chìa khóa” để tăng cường sức đề kháng.
Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn
Hệ vi sinh đường ruột có mối quan hệ mật thiết với hệ miễn dịch. Do vậy, để tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng nên bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn (vi khuẩn tốt), nhằm thiết lập và cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Một số thực phẩm giàu lợi khuẩn có thể kể đến như: sữa chua, dưa muối, kimchi, trà kombucha… hoặc bổ sung thêm men vi sinh.
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm
Nghiên cứu đã chứng minh kẽm là thành phần quan trọng bậc nhất trong việc sản sinh các tế bào miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng và sức khỏe cho cơ thể.
Có nhiều thực phẩm chứa kẽm nên bổ sung vào chế độ ăn uống như hàu, tôm, cua, sò, thịt bò, thịt cừu…
Tuy nhiên, nếu chỉ bổ sung kẽm qua thực phẩm ăn uống mỗi ngày sẽ không đủ để đảm bảo sức đề kháng khỏe mạnh. Hơn nữa, nếu bị chán ăn, hệ tiêu hóa hoạt động kém cũng rất khó hấp thụ hết dưỡng chất từ thực phẩm.
Với những nhóm đối tượng dễ bị thiếu kẽm và suy giảm sức đề kháng như người cao tuổi, trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai… nên tìm cách bổ sung thêm kẽm từ các sản phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Bổ sung kẽm giúp tăng cường sức đề kháng
Giải pháp bổ sung kẽm hiệu quả giúp tăng cường sức đề kháng
Để bổ sung kẽm đủ lượng, an toàn và hiệu quả, nhiều người tin chọn giải pháp từ viên uống bổ sung. Giải pháp này không chỉ hiệu quả mà còn tiện dụng, phù hợp với những người bận rộn, khó đảm bảo thực đơn ăn uống mỗi ngày có chứa các thực phẩm giàu kẽm, phù hợp với những nhóm có nguy cơ cao thiếu kẽm như người cao tuổi, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, phụ nữ có thai…
Lưu ý khi lựa chọn viên uống bổ sung kẽm là nên chọn kẽm gluconate (zinc gluconate), bởi đây là dạng kẽm mà cơ thể dễ hấp thu nhất.
Hiện có rất nhiều sản phẩm bổ sung kẽm trên thị trường. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả cao, nên chọn sản phẩm được sản xuất bởi các công ty dược uy tín, có quy trình sản xuất và phân phối đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, tiêu biểu như Zinc Gluconate Nhất Nhất do Dược Phẩm Nhất Nhất sản xuất – doanh nghiệp vừa nhận được Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm 2020, giải thưởng do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.
Zinc Gluconate Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người có sức đề kháng kém có thể tham khảo sử dụng.
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |