Người bị bệnh trĩ có ăn được rau muống không hay nên kiêng?
Rau muống rất quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, nhưng lại có nhiều ý kiến cho rằng không nên ăn rau muống khi bị trĩ. Vậy bệnh trĩ nên kiêng hay nên ăn rau muống? Ăn có tốt không?
I - Người bị bệnh trĩ có ăn được rau muống không?
Được biết đến là loại rau quen thuộc không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày nhưng ít người biết rằng loại rau này còn mang lại rất nhiều tác dụng tích cực tới sức khỏe nhờ hàm lượng dưỡng chất lớn. Đặc biệt là đối với người đang bị bệnh trĩ.
Theo Đông y, rau muống có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng nhu động ruột, nhuận tràng từ đó hạn chế tiêu hóa, cải thiện bệnh trĩ. Trong y học hiện đại, người ta đã tìm ra rất nhiều chất từ rau muống có lợi cho sức khỏe bao gồm: Protein, vitamin C, chất xơ, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể: canxi, photpho, sắt… Người ta cũng tìm ra trong rau muống có một loại chất giúp chống viêm là lignin, chống lại các vi khuẩn có hại.
Dưới đây là những tác dụng của rau muống đối với tình trạng bệnh trĩ:
- Giúp kháng viêm, kháng khuẩn: Nhờ có tác dụng này mà ăn rau muống thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng sưng tấy, giảm đau, giúp các vết loét ở hậu môn nhanh lành, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
- Giúp nhuận tràng, làm mềm phân: Táo bón khiến trĩ nặng thêm và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trĩ. Do đó cần hạn chế táo bón ở người bệnh trĩ. Rau muống chứa nhiều chất xơ nên giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, cải thiện tình trạng táo bón, hạn chế táo bón xảy ra.
- Bổ sung chất sắt cho người bị trĩ: Khi mới bị trĩ máu còn chảy ít, càng về sau máu càng chảy nhiều khiến người bệnh có nguy cơ cao bị thiếu máu. Lượng vitamin B1, vitamin B9, vitamin B2 và đặc biệt là sắt có trong rau muống giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cho người bị trĩ
- Tăng cường sức đề kháng: Trong rau muống cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho việc duy trì sức khỏe của cơ thể. Tăng cường bổ sung rau muống và các loại rau xanh khác giúp cải thiện đáng kể hệ miễn dịch cho cơ thể.
Có thể thấy rau muống đem lại rất nhiều lợi ích đối với người bị trĩ. Loại rau này giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa, chống táo bón, chống viêm, thanh nhiệt giải độc, chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm, cung cấp các chất cần thiết để tái tạo máu và nhiều chất có lợi cho sức khỏe khác. Do đó, người bị bệnh trĩ vẫn hoàn toàn có thể ăn rau muống mà không cần lo lắng.
Bị trĩ vẫn có thể ăn rau muống như bình thường
II - Ăn rau muống có gây sưng, lòi búi trĩ thêm không?
Nhiều người quan niệm ăn rau muống gây lồi sẹo, khiến búi trĩ lồi ra, sa ra ngoài nặng hơn. Đây là quan niệm không đúng do trĩ chỉ là tình trạng sưng tĩnh mạch, không phải những vết thương hở nên sẽ không thể gây lòi búi trĩ hay sẹo lồi.
Tuy nhiên nếu bạn vừa mới phẫu thuật trĩ xong thì tốt nhất vẫn nên kiêng rau muống một thời gian vì lúc này đang có vết thương hở, lúc này nếu cố tình ăn rau muống có thể gây ra sẹo ở hậu môn.
Ngoài ra, với những bệnh nhân đang trị bệnh trĩ bằng những loại thuốc Đông y có chứa hai loại dược liệu là thục địa và sinh địa thì cũng nên kiêng rau muống. Bởi lượng sắt lớn trong rau muống có thể triệt tiêu công dụng thuốc, đồng thời khiến gan thận phải hoạt động nhiều hơn gây thêm mệt mỏi, khó chịu cho cơ thể.
Người mới phẫu thuật, đang dùng thuốc Đông y thì nên kiêng rau muống
IV - Cách dùng rau muống để giảm triệu chứng trĩ ngay tại nhà
Việc ăn hoặc sử dụng rau muống đúng cách không những không gây hại cho người bệnh trĩ, mà còn có thể giúp cho tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Dưới đây là 4 cách dùng rau muống hiệu quả, phù hợp cho người bị trĩ:
1. Đắp lá rau muống tại hậu môn
Đắp búi trĩ bằng rau muống giúp cải thiện tình trạng sưng tấy, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
Cách thực hiện:
Bạn cần làm sạch rau muống sau đó giã nát và đắp lên hậu môn trong 15 phút rồi rửa lại hậu môn bằng nước ấm. Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ và thực hiện 3-4 lần trong tuần để có kết quả tốt.
2. Uống nước canh rau muống
Cách này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Không cần cầu kỳ, người bệnh có thể uống nước canh luộc rau muống hàng ngày để đạt hiệu quả tốt.
3. Xông lá rau muống
Xông hơi bằng rau muống cũng rất có hiệu quả trong việc làm giảm sưng tấy và ngăn ngừa nhiễm trùng ở hậu môn. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm với các dược liệu khác để xông hơi để tăng hiệu quả.
Cách làm như sau:
Bạn chuẩn bị một nắm rau muống, sả, lá đau xương và vỏ dừa khô. Tiến hành giã nát rau muống rồi đem trộn đều với các nguyên liệu còn lại. Đốt cháy các nguyên liệu vừa chuẩn bị cho đến khi khói bốc lên thì đưa vào gần hậu môn để xông.
Đắp rau muống vào khu vực bị trĩ
4. Chế biến rau muống thành món ăn
Đây là cách làm phổ biến và tiện lợi nhất vừa giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng của trĩ vừa có món ngon cho cả gia đình thưởng thức.
Bạn có thể làm rau muống xào tỏi, rau muống xào lòng lợn… Bổ sung món ăn từ rau muống vào chế độ ăn hàng ngày giúp ích không nhỏ cho quá trình phục hồi bệnh.
Nên tránh chế biến rau muống cùng các nguyên liệu tính nóng như tiêu, ớt, gừng
V - Người bệnh trĩ khi ăn rau muống cần lưu ý điều gì?
Trong quá trình sử dụng rau muống bạn cần lưu ý những điều sau để có hiệu quả tốt nhất:
- Để tránh việc các vi sinh vật còn sót lại trên rau gây nhiễm trùng nhất là khi dùng các phương pháp đắp trực tiếp rau muống lên hậu môn cần rửa thật kỹ với nước và ngâm trong nước muối loãng để khử trùng.
- Ăn rau muống sống hoặc tái gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe: Nhiễm ký sinh trùng, ngộ độc thuốc trừ sâu, khó tiêu, đau bụng… Vì vậy các món ăn được chế biến từ rau muống phải làm được làm chín.
- Rau muống khi chế biến với một số nguyên liệu như: Sữa bò, sữa chua, phô mai… có thể tạo ra chất gây hại cho sức khỏe nên tránh kết hợp những nguyên liệu trên với rau muống.
- Ngoài rau muống cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý để tăng hiệu quả điều trị.
Tránh dùng lá rau muống bị héo, bẩn
Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi bị trĩ nên kiêng hay nên ăn rau muống. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều cách để giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ.