Nga hóa giải được nỗi lo ở Crime, Ukraine liệu có giật mình thon thót?
Một cuộc thăm dò do Cơ quan Liên bang về dân tộc (FADH) tổ chức đối với những người dân Tatar ở bán đảo Crimea cho thấy những người này không muốn về Ukraine sống.
Cuộc thăm dò có câu hỏi: "Nếu có cơ hội, bạn sẽ muốn chuyển đến nơi ở khác trên bán đảo Crimea, vùng khác của Nga, ở Ukraine hay một nước khác?". "Không có ai được hỏi cho biết họ muốn đến Ukraine" - ông Igor Barinov, lãnh đạo FADH cho hay.
Cuộc thăm dò ở Cộng hòa Crimea hướng vào việc tìm hiểu ý kiến của các đại diện người Tatar ở Crimea về nguyện vọng của họ.
82% các đại diện người Tatar Crimea nói họ muốn ở lại bán đảo, 10% hy vọng sẽ thay đổi nơi sống trong địa phận Crimea. 2% ý kiến sẵn sàng đến một vùng khác của Nga.
Ông Barinov nhận xét rằng, những con số này cho thấy cuộc sống của người Tatar Crimea đang thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Người Tatar ở Crime. Ảnh: Internet
Hồi cuối tháng 7/2015, Tổng thống Ukraine Poroshenko cũng đã đưa ra ý kiến gây tranh cãi là đề xuất quốc hội nước này cấp quy chế tự trị cho người Tatar, giúp họ xây dựng bán đảo Crimea (hiện đã thuộc Nga), thành “Khu tự trị của người Tatar, trong một đất nước Ukraine thống nhất”.
Đến nay, khi những người Tatar Crimea khẳng định đã muốn ở lại bán đảo của Nga và hưởng các dịch vụ cung cấp tại Nga, nỗi lo của Moscow tại bán đảo này sẽ không còn. Người dân Crimea và người Tatar Crimea sẽ chung sức xây dựng bán đảo này, bất kể những nỗ lực xâm lược nào từ phía thù địch.
Lực lượng người Tatar Crimea là lực lượng thường xuyên gây kích động ở bán đảo Crimea. Tổ chức cực đoan ở bán đảo Crimea có tên là "Medjlis của người Tatar Crimea" luôn bày tỏ các nỗ lực chiếm lấy bán đảo giúp Ukraine từ tay Nga. Kết quả thăm dò này là tín hiệu đáng mừng với Nga.
Trong một diễn biến khác, ngày 27/2, Thư ký báo chí Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã kêu gọi Washington nghiên cứu tình hình thận trọng hơn trước khi đưa ra đánh giá tình hình tại Ukraine, trong đó có cuộc tấn công nhằm vào phái bộ giám sát Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại nước này.
Thư ký báo chí Tổng thống Nga Dmitry Peskov. Ảnh: Internet
Bình luận về lời kêu gọi của Mỹ gửi tới các nước hữu quan, trong đó có Nga, đề nghị đảm bảo hoạt hoạt động của OSCE tại Ukraine, ông Peskov nhấn mạnh cần phải chú ý hơn trong các đánh giá tình hình, đặc biệt trong việc xác định nguồn gốc những hành động khiêu khích.
Chính các quan sát viên OSCE đã nhiều lần ghi nhận rằng nguồn gốc của những hành động khiêu khích là lực lượng vũ trang Ukraine. Ông Peskov đồng thời tái khẳng định Nga không phải là một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Ukraine và phép thử chính sách của Donald Trump với Nga. Nguồn: VTC14