Năm nay nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?
Năm nay không nên cúng rằm tháng 7 vào đúng ngày 15/7 Âm lịch. Bởi lẽ, theo quan niệm dân gian, vào ngày này sẽ có nhiều "vong hồn" được thả ra, các cụ có thể không nhận được đồ con cháu cúng tế.
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào chuẩn nhất không phải là điều ai cũng biết.
Theo tín ngưỡng của người Việt, rằm tháng 7 là một ngày lễ vô cùng quan trọng. Không chỉ mâm lễ được các gia đình chuẩn bị vô cùng chu đáo từ nhiều ngày trước, chọn ngày cúng rằm tháng 7 ra sao cũng được nhiều người quan tâm.
Theo quan niệm dân gian, vào ngày này Diêm Vương cho mở Quỷ Môn Quan để ma quỷ tự do đi theo bốn hướng, các cụ sẽ rất khó nhận được những đồ con cháu cúng tế. Thậm chí, nếu không cẩn thận, lễ cúng trong ngày 15/7 Âm lịch còn có thể khiến gia chủ rước thêm "vong" lang thang, vất vưởng vào nhà.
Theo đó, cúng rằm tháng 7 không nên thực hiện đúng ngày 15/7 Âm lịch như những ngày rằm khác mà nên cúng trước đó vài hôm. Thậm chí, sau ngày 10/7 Âm lịch, các gia đình có thể sửa soạn lễ cúng rằm tháng 7.
Lưu ý, khi cúng rằm tháng 7, nên ghi rõ tên người nhận, trong bài văn khấn cũng cần đọc rõ tên và xin phép thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ để người thân đã khuất dễ nhận được.
Quan niệm dân gian cũng chỉ rõ, trong ngày 15/7 Âm lịch chỉ nên cúng cô hồn không nơi nương tựa, bị đói khát. Mâm cúng nên được dọn ngoài đường, trước nhà. Tránh để trong nhà để các vong hồn vất vưởng không theo vào. Mâm cỗ cúng cô hồn thường có: 1 đĩa muối, gạo, cháo trắng loãng, giấy áo, giấy tiền, mía, bánh kẹo tiền mặt (tiền thật), trái cây 5 màu, khoai lang lục, 3 ly nước, 3 cây nhang và 2 ngọn nến.