Mắc bệnh xơ gan mất bù thì sống được bao lâu?
Xơ gan mất bù hay xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của xơ gan. Bệnh diễn tiến theo chiều hướng xấu khi gan không thực hiện chức năng giải độc khiến cơ thể nhiễm độc.
Xơ gan mất bù hay còn gọi là xơ gan cổ trướng - là giai đoạn cuối bệnh xơ gan
Xơ gan mất bù là gì?
Xơ gan mất bù là một thuật ngữ mà các bác sĩ sử dụng để mô tả các biến chứng của bệnh gan tiến triển. Những người bị xơ gan còn bù thường không có bất kỳ triệu chứng nào vì gan của họ vẫn hoạt động bình thường. Khi chức năng gan suy giảm có thể trở thành xơ gan mất bù.
Các triệu chứng của bệnh xơ gan mất bù
- Vàng da
- Mệt mỏi
- Giảm cân
- Dễ chảy máu và bầm tím
- Bụng đầy hơi do tích tụ chất lỏng (cổ trướng)
- Sưng chân
- Lú lẫn, nói lắp hoặc buồn ngủ (bệnh não gan)
- Buồn nôn và chán ăn
- Tĩnh mạch mạng nhện
- Đỏ trên lòng bàn tay
- Thu nhỏ tinh hoàn và phát triển vú ở nam giới
- Ngứa ngáy không rõ nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh xơ gan mất bù
Bất cứ điều gì làm tổn thương gan đều có thể dẫn đến sẹo, cuối cùng có thể chuyển thành xơ gan mất bù. Các nguyên nhân phổ biến nhất của xơ gan là:
- Uống nhiều rượu trong thời gian dài
- Viêm gan B hoặc viêm gan C mạn tính
- Tích tụ chất béo trong gan
Các nguyên nhân khác có thể gây ra xơ gan bao gồm:
- Tích tụ sắt, đồng
- Bệnh xơ nang
- Ống mật hoạt động kém, chấn thương
- Bệnh tự miễn dịch của gan
- Nhiễm trùng gan
- Dùng một số loại thuốc, chẳng hạn như methotrexate
Bị xơ gan mất bù sống được bao lâu?
Xơ gan mất bù có thể làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Nói chung, điểm MELD của người bệnh càng cao, cơ hội sống sót thêm 3 tháng càng thấp.
Chỉ số MELD: là một con số nằm trong khoảng từ 6-40, được xếp hạng dựa trên kết quả từ những xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nhiệm vụ của nó là đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh tật cũng như nhu cầu cần thực hiện phẫu thuật ghép gan như thế nào. Kết quả cao chứng tỏ người bệnh đang nằm trong trường hợp nguy cấp.
Ghép gan làm tăng đáng kể tuổi thọ. Nhiều người trở lại sinh hoạt bình thường sau khi ghép gan. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 75%.
Các biện pháp điều trị xơ gan mất bù
Ở giai đoạn này của bệnh gan, thường không thể đảo ngược tình trạng. Những người bị xơ gan mất bù thường là những ứng cử viên để ghép gan.
Ghép gan được thực hiện với một phần hoặc toàn bộ gan từ người hiến tặng. Mặc dù ghép gan là một lựa chọn đầy hứa hẹn, nhưng cần phải xem xét nhiều khía cạnh để xác định bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn cấy ghép hay không.
- Ăn ít muối
- Không sử dụng chất kích thích hoặc rượu
- Dùng thuốc lợi tiểu để loại bỏ dịch ở bụng hoặc chọc hút dịch ở bụng nếu thuốc lợi tiểu không hiệu quả
- Dùng thuốc kháng virus để kiểm soát bệnh viêm gan B hoặc C mạn tính
- Hạn chế lượng chất lỏng uống vào
- Dùng thuốc kháng sinh để điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng cơ bản nào hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng mới
- Dùng thuốc để giúp đông máu
- Dùng thuốc để cải thiện lưu lượng máu đến gan
Phòng ngừa bệnh xơ gan mất bù như thế nào?
Các biện pháp để bảo vệ gan cần thực hiện ngay là:
- Cắt giảm hoặc bỏ hẳn rượu bia
- Điều trị bệnh viêm gan B và viêm gan C
- Cắt giảm lượng chất béo tiêu thụ
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường khả năng giải độc qua mồ hôi, giảm tải cho gan.
- Dùng thuốc bổ gan, giải độc gan Đông y thế hệ 2
Dùng thuốc Đông y thế hệ 2 giúp bổ gan, giải độc gan, phục hồi chức năng gan
Thuốc Tonka đã được nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả với Silymarin (thuốc tân dược chuyên dùng để điều trị bệnh gan), được Bộ Y tế phê duyệt và nghiệm thu. Kết quả cho thấy: Thuốc Tonka làm giảm các enzymes gan, cải thiện các triệu chứng bệnh gan tương đương Silymarin.
Tonka – Bổ gan, giải độc, phục hồi chức năng gan Viêm gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tính với các triệu chứng mệt mỏi, vàng da, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đau vùng gan. Bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược.
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 86/2017/XNQC-QLD Thông tin chi tiết tham khảo tại đây hoặc liên hệ 18006689
|