Lưu ý trong chế độ ăn uống dành cho người bị viêm gan C
Ở Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc viêm gan B và 1-2 % mắc viêm gan C. Người bị viêm gan C cần lưu ý gì khi ăn uống để giúp bảo vệ gan, phòng tránh xơ gan?
Lưu ý chế độ ăn uống dành cho người bị viêm gan C
Viêm gan C là gì?
Viêm gan C (viêm gan siêu vi C) là một bệnh nhiễm trùng do virus gây tổn thương gan. Thông thường, bệnh sẽ không có triệu chứng, nhưng viêm gan mạn tính có thể dẫn đến mô xơ ở gan và cuối cùng là xơ gan. Sau một vài năm, triệu chứng của xơ gan sẽ biểu hiện rõ. Ở một số trường hợp, bệnh nhân xơ gan sẽ bị suy gan, ung thư gan, giãn tĩnh mạch thực quản và giãn tĩnh mạch dạ dày, có thể gây tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan C
- Quan hệ tình dục
- Lây truyền từ mẹ sang con
- Sử dụng hay tái sử dụng những dụng cụ không được vô trùng cẩn thận trong việc dùng chung kim tiêm, khám chữa răng miệng, xăm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai…
- Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị nhiễm virus viêm gan C (dao cạo râu, kéo, bàn chải…)
Những con đường lây truyền viêm gan C
Triệu chứng bệnh viêm gan C
Viêm gan C được xem là “bệnh lý thầm lặng” vì có đến hơn 30% trường hợp không phát sinh biểu hiện lâm sàng hoặc chỉ khởi phát những triệu chứng có mức độ nhẹ. Đặc biệt, người lành mang virus viêm gan C hầu như không bị tổn thương gan và không phát sinh bất kỳ triệu chứng nào khác thường. Thông thường thời gian ủ bệnh từ 7-8 tuần, sau đó người bệnh sẽ có một số biểu hiện như:
- Nhức đầu, mệt mỏi
- Một số triệu chứng tương tự bệnh cảm cúm
- Cơ thể mệt mỏi, ốm yếu
- Hay lo lắng, chán nản
- Đau nhức cơ và khớp
- Sụt cân bất thường
- Thay đổi khẩu vị
- Ngứa da, da dễ chảy máu và bầm tím.
Phòng ngừa viêm gan C
- Tránh dùng chung hay tái sử dụng kim tiêm
- Không nên dùng chung vật dụng cá nhân như dao cạo râu, đồ bấm móng, bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ xét nghiệm đường huyết
- Tránh xăm mình hoặc bấm lỗ ở những cơ sở không được kiểm định y tế.
Lưu ý trong chế độ ăn uống dành cho người bị viêm gan C
Dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết đối với người bệnh viêm gan, vì vậy việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố tiên quyết trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh.
Dưới đây là những thực phẩm mà người bị viêm gan C cần tránh:
Bia, rượu, cà phê, các chất kích thích: Đây là những thực phẩm khiến bệnh chuyển biến xấu, phá hủy tế bào gan nhanh chóng. Khi gan đã nhiễm virus viêm gan C lại phải hoạt động quá sức để đào thải những chất độc có trong rượu, bia sẽ khiến gan phải làm việc quá sức, gây suy giảm chức năng.
Người bị viêm gan C nên tránh xa rượu bia
- Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn: Những thực phẩm này chứa rất nhiều chất béo, lượng calo cao, đồng thời còn chứa các chất độc hại như chất bảo quản, tạo màu, tạo mùi… gây hại cho gan.
- Thực phẩm chứa nhiều sắt: Trong cơ thể gan là nơi dự trữ nhiều chất sắt nhất và ở người bị nhiễm virus viêm gan C hàm lượng sắt thường cao hơn so với bình thường. Do đo, người bệnh nên tránh các loại thịt đỏ, gan động vật… để hạn chế lượng sắt đưa vào cơ thể làm tổn thương gan nghiêm trọng hơn.
Những thực phẩm người bị viêm gan C nên ăn:
- Ăn nhiều rau củ quả tươi: Người bị viêm gan C nên ăn những loại quả như chuối, dưa hấu, lựu… để tận dụng đường glucose tạo năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, ăn nhiều những loại quả như trái cây họ cam, ổi giúp bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng.
- Bổ sung đạm: Người bệnh viêm gan C chưa có dấu hiệu suy giảm chức năng gan vẫn cần cung cấp đầy đủ đạm như một người bình thường (khoảng 50-70g/ngày) và nên chọn các loại có giá trị dinh dưỡng cao, ít chất béo như cá, thịt nạc, đậu hũ, sữa không béo, lòng trắng trứng.
Hỗ trợ điều trị viêm gan C bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Đông y có nhiều bài thuốc giúp chữa bệnh gan, trong đó nổi bật là bài nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết bí truyền trong dân gian. Bài thuốc này không chỉ giúp điều trị viêm gan mà còn giúp tăng cường khí huyết, giải độc gan, bảo vệ tế bào gan. Nhờ đó, giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
TONKA - BỔ GAN, GIẢI ĐỘC, TÁI TẠO GAN
Điều trị viêm gan, suy giảm chức năng gan với các dấu hiệu:
Tonka nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính) Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 86/2017/XNQC-QLD
Số đăng ký thuốc: VD-24529-16 |