Lưu ý đặc biệt khi điều trị viêm khớp gối, ngăn ngừa tái phát

29-10-2021 16:33:11

Bệnh viêm khớp gối ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động và sinh hoạt hàng ngày. Viêm khớp gối có thể điều trị được, nhưng cần kết hợp dùng thuốc và nhiều biện pháp hỗ trợ điều trị khác.

Bệnh viêm khớp gối ảnh hưởng lớn đến vận động và sinh hoạt

Bệnh viêm khớp gối là gì?

Khớp gối là nơi tiếp giáp của 3 xương chính: xương đùi, xương ống chân (xương chày) và xương bánh chè. Giữa các đầu xương có một lớp sụn trơn bao phủ, trên lớp sụn này có các mô hoạt dịch tiết ra dịch bôi trơn cho khớp. Nhờ lớp sụn có bề mặt trơn mịn và lớp dịch nhầy bôi trơn này mà các khớp có thể vận động trơn tru hàng ngày.

Viêm khớp gối là tình trạng lớp sụn này bị mòn đi, bề mặt sụn trở nên xù xì, thô ráp. Khi vận động các xương sẽ cọ xát vào nhau nhiều hơn, ma sát nhiều tạo cảm giác đau và vận động khó khăn.

Hình ảnh minh họa viêm khớp so với xương khớp khỏe mạnh

Các giai đoạn của bệnh viêm khớp đầu gối

Bệnh viêm khớp gối thường phát triển theo 4 giai đoạn với các mức độ viêm như sau:

Giai đoạn nghi ngờ: Lớp sụn bị tổn thương nhẹ, thường chưa có biểu hiện bên ngoài.

Giai đoạn nhẹ: Khớp gối xuất hiện nhiều đốt gai hơn. Lớp sụn bị ăn mòn nên mỏng dần, người bệnh có thể chưa nhận biết rõ các triệu chứng.

Thời kỳ phát triển: Sụn khớp bị ăn mòn nhiều nên đầu xương nhỏ lại. Quan sát thấy có hiện tượng sưng đỏ, cảm nhận đau khi đi lại.

Giai đoạn nặng: Đầu xương chạm vào nhau, lớp sụn vỡ, dịch bôi trơn ít hẳn nên người bệnh khó đi lại. Đầu gối có thể bị biến dạng.

Dấu hiệu viêm khớp gối dễ nhận biết

Viêm khớp gối gây ra một số triệu chứng điển hình như sau:

Đau: Cơn đau khớp gối thường âm ỉ, biểu hiện rõ hơn vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ dậy.

Đầu gối sưng đỏ: Do tình trạng viêm gây ra. Làn da bên ngoài đầu gối bị đỏ, sờ vào có cảm giác ấm nóng.

Cứng khớp: Thường biểu hiện rõ nhất vào sáng sớm hoặc sau một thời gian dài không vận động. Nếu xoa bóp một lúc, hiện tượng này sẽ thuyên giảm và người bệnh sẽ di chuyển tốt hơn.

Vận động khó khăn: Khi lớp sụn bị ăn mòn do viêm ở khớp, mọi sự vận động, thay đổi tư thế đều khiến đầu xương dễ cọ sát vào nhau. Việc gập, duỗi khớp gối hay đứng lên, ngồi xuống diễn ra chậm, hoặc có thể tạm thời không thực hiện được.

Sưng đỏ, đau khớp, cứng khớp là triệu chứng điển hình của viêm khớp gối

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp gối

Xác định đúng nguyên nhân rất quan trọng trong việc chữa viêm khớp gối và ngăn ngừa bệnh tái phát. Viêm khớp gối có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:

Chấn thương

Chấn thương do tai nạn, vận động mạnh có thể khiến cho sụn bị rách, nứt ở xương hay đứt dây chằng. Đó là những chấn thương dễ làm khớp gối bị viêm và tổn thương nặng nếu không được điều trị sớm.

Nhiễm khuẩn

Hiện tượng này thường khởi phát sau khi người bệnh bị nhiễm trùng cấp tính ở các cơ quan khác có liên quan.

Dinh dưỡng

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến hệ xương nói chung và khớp gối nói riêng. Đặc biệt là các dưỡng chất như canxi, kali, magie, photpho, omega-3, bởi đây là các chất dinh dưỡng thiết yếu cho hệ xương khớp khỏe mạnh.

Tính chất công việc

Những người làm các công việc thường xuyên phải đứng, ngồi xổm hoặc đi lại nhiều, đặc biệt là đứng ở tư thế khụy gối như thợ mộc, thợ hàn, lễ tân… có thể gây áp lực lặp đi lặp lại ở đầu gối, dẫn đến chèn ép, chấn thương và lâu dần dẫn đến viêm khớp gối.  

Bệnh gout (gút)

Do sự rối loạn trong chuyển hóa purin mà axit uric trong máu tăng cao và ứ đọng làm cho các khớp bị sưng, viêm, tấy đỏ, bao gồm cả ở gối.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là dạng viêm khớp ảnh hưởng tới đồng thời nhiều khớp trong cơ thể, trong đó có khớp gối. Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự nhiên, có nghĩa là sự tổn thương xuất hiện do hệ miễn dịch hoạt động sai, tự tấn công các mô khớp.

Các nguyên nhân khác

Một số yếu tố như tuổi tác, di truyền, giới tính, thừa cân hay hút thuốc lá cũng góp phần hình thành và tăng nguy cơ bị viêm khớp gối.

Nguyên tắc chữa viêm khớp cần ghi nhớ

Nguyên tắc điều trị viêm khớp gối thường là kết hợp dùng thuốc và các biện pháp thay đổi lối sống, chế độ ăn để giảm đau, chống viêm và phục hồi chức năng của khớp gối, giúp người bệnh vận động linh hoạt hơn.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị

Để giảm đau, giảm viêm khớp gối, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho xương khớp
  • Tập thể dục hàng ngày, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng để xương khớp dẻo dai hơn
  • Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì để giảm áp lực lên đầu gối
  • Chườm ấm và lạnh xen kẽ để giảm đau và giảm sưng viêm khớp gối
  • Dùng thiết bị hỗ trợ (như nạng) để đi lại trong các đợt viêm cấp

Viêm khớp gối uống thuốc gì?

Nếu cơn đau kéo dài và khó chịu, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm như Paracetamol, NSAIDs giúp điều trị giảm nhanh cơn đau, viêm khớp.

Tuy nhiên, cần lưu ý, các loại thuốc này không có tác dụng điều trị nguyên nhân và phục hồi sụn khớp. Ngoài ra, sử dụng liều lớn trong thời gian dài có thể gây tổn hại cho gan, thận và sức khỏe tổng thể.

Trong trường hợp dùng thuốc giảm đau, chống viêm đường uống không có hiệu quả, có thể bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticoid vào đầu gối hoặc phẫu thuật thay thế sụn khớp.

Dùng thuốc xương khớp Đông y chữa viêm khớp gối

Thuốc Tây điều trị triệu chứng bệnh, không tác động được căn nguyên nhân gây bệnh, lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, nên hiện nay, xu hướng được nhiều người tin chọn là sử dụng thuốc Đông y.

Đông y có nhiều bài thuốc chữa bệnh viêm khớp gối, nhưng không phải bài thuốc nào cũng có hiệu quả cao, nhất là áp dụng theo các bài trong sách hoặc lan truyền chưa được kiểm chứng.

Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc chữa bệnh xương khớp bí truyền hiệu quả kỳ diệu. Bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc xương khớp Đông y có công dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, trị các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp hiệu quả. Kiên trì dùng thuốc xương khớp Đông y sẽ giúp phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát.

Thuốc xương khớp Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị viêm khớp gối do bệnh phong thấp có thể tham khảo sử dụng thuốc.

XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng

Tác dụng - Chỉ định:

Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.

Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

DS Nguyễn Minh
Theo Giáo dục & Thời đại //