Lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tại nhà

10-06-2019 09:43:44

Có tới 95% số bệnh nhân đột quỵ để lại di chứng nặng nề như liệt nửa người. Sau khi ra viện thì người nhà nên chú ý cách chăm sóc cho người bệnh để phục hồi sau đột quỵ

Người nhà nên lưu ý những nguyên tắc khi chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ

Sắp xếp phòng của bệnh nhân đột quỵ

Để tránh cho bệnh nhân phía bị liệt nửa người cảm thấy thêm trở ngại thì nên tạo điều kiện, làm cho phía bại liệt của bệnh nhân, nhận được sự kích thích lớn nhất. Cho nên, trong phòng tất cả mọi thứ mà bệnh nhân cần đều phải đặt phía bên nửa người bị liệt của bệnh nhân, để có lợi cho việc kích thích cảm giác bệnh nhân

Tư thế nằm của bệnh nhân đột quỵ

Tư thế nằm chủ yếu: đệm và giường phải bằng phẳng, đầu giường phải cố định.

  • Thân người hơi tựa về phía sau, sau lưng và phần đầu đặt một chiếc gối cố định để chống đỡ cho phần lưng và phần đầu. Phía bên khớp xương vai bị liệt từ từ xoay chuyển, nhô lên phía trước. Việc này nhằm để phòng tránh công năng co giật khớp xương.
  • Tay bị liệt và thân người nâng một góc 90 độ, có thể đặt một chiếc bàn nhỏ bên cạnh giường, đặt tay bị liệt lên, khớp xương khuỷu tay cố gắng duỗi thẳng, bàn tay hướng lên trước.
  • Khớp xương chân bị liệt tránh co quắp, phần mông duỗi thẳng
  • Tay khỏe mạnh đặt lên cơ thể hoặc đặt lên gối để tránh áp lực.
  • Chân bị liệt co lên, đặt lên gối, khớp xương đầu gối và khớp xương mắt cá chân co lại, để cho phía không bị liệt có đủ khoảng không hoạt động. Để phòng tránh bị liệt chịu áp lực quá mức, tránh tạo nên hoại tử

Tư thế nằm cho bệnh nhân sau đột quỵ bị liệt nửa người

Tư thế ngồi:

  • Vị trí phần đầu phải tương đối cố định
  • Cơ thể hơi nghiêng về phía trước.
  • Phía khớp xương vai bị liệt từ từ duỗi về phía trước
  • Tay bị liệt đặt trên đầu gối làm như thế này để phòng tránh bệnh nhân bị sai khớp xương.
  • Khớp xương đầu gối bị liệt, phần mông hơi co lại, đùi chân đặt lên gối tránh khớp xương chịu áp lực quá lớn, hình thành hoại tử.
  • Tay khỏe mạnh của bệnh nhân làm sao để cảm nhận dễ chịu và ngủ ngon.

Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ ăn

Người bệnh đột quỵ nên ăn 25-30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não.

Vừng lạc cung cấp chất béo tốt cho bệnh nhân sau đột quỵ

Lượng protein cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa...).

Các loại vitamin và chất khoáng có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa cần được cung cấp thường xuyên. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Kali đặc biệt nhiều trong chuối, đu đủ…

Dùng axit folic ít nhất 300mcg mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim so với người dùng dưới 136mcg/ngày. Axit folic có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu. Nó có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các sản phẩm từ ngũ cốc.

Hỗ trợ bệnh nhân đột quỵ đại tiểu tiện

Đối với những bệnh nhân đột quỵ thì việc đại tiểu tiện rất khó khăn. Vì vậy, chúng ta có thể chọn dùng loại tã lót dùng một lần. Cho dù là phương pháp nào, đều phải kịp thời vệ sinh sạch sẽ phần hậu môn và cửa niệu đạo. Phòng tránh phân và nước tiểu đối với sự kích thích da dẫn đến viêm nhiễm, phải nắm bắt chính xác thời điểm muốn tiểu tiện hoặc muốn đại tiện của bệnh nhân.

Cần huấn luyện cho bệnh nhân khi có ý muốn đại tiện hoặc tiểu tiện bằng cách tạo ra một số khẩu lệnh, phải kiên nhẫn an ủi, động viên bệnh nhân không được có biểu hiện chán ghét và nhỏ nhặt thì mới có thể phối hợp với bệnh nhân được.

Cần giữ thái độ an ủi động viên bệnh nhân đột quỵ để tránh tiêu cực

Xử lý bệnh nhân tai biến mạch máu não bị tắc ống dẫn tiểu

Một số bệnh nhân do sỏi bàng quang bất đắc dĩ phải sử dụng ống dẫn tiểu, khi đó người nhà phải thường xuyên rửa sạch niệu đạo cho bệnh nhân, khi bệnh nhân hoạt động phải giúp đỡ bệnh nhân cố định ống dẫn nước tiểu. Có thể xin chỉ định của bác sĩ, định kỳ đến bệnh viện đổi ống dẫn nước tiểu và các dược liệu chống viêm nhiễm bên ngoài.

Sử dụng thuốc kết hợp để phòng ngừa tái phát đột quỵ

Bệnh nhân đã có tiền sử đột quỵ rất dễ bị tái phát, đặc biệt lần sau sẽ nặng hơn lần đầu. Do vậy, ngoài việc chăm sóc sinh hoạt cho bệnh nhân, người nhà cần theo dõi việc uống thuốc theo đơn bác sĩ của bệnh nhân đều đặn hàng ngày để phòng ngừa tái phát.

Có thể kết hợp sử dụng thêm các thuốc Đông y thế hệ 2, có hiệu quả vượt trội so với các thuốc Đông y thông thường khác, nhằm mục đích bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh, thông mạch, để ngăn ngừa tái phát đột quỵ triệt để.
 

Duy Nguyễn
Theo Đời sống Plus/GĐVN //