Lời giải đúng nhất cho câu hỏi “sốt cao nên làm gì?”
Sốt cao không chỉ gây mệt mỏi mà còn có nguy cơ gây co giật, rất nguy hiểm. Vậy sốt cao nên làm gì để hạ sốt và nhanh chóng hồi phục?
Sốt cao nên làm gì là thắc mắc của không ít người
Thế nào là sốt cao?
Để giải đáp được thắc mắc “Sốt cao nên làm gì?” trước hết cần nhận biết thế nào là sốt và sốt bao nhiêu độ được gọi là sốt cao.
Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Nhiệt độ từ 38 độ C trở lên được coi là sốt. Một phần của não được gọi là vùng dưới đồi kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Để phản ứng với nhiễm trùng, bệnh tật hoặc một số nguyên nhân khác, vùng dưới đồi có thể tăng nhiệt độ. Vì vậy, khi bị sốt, đó là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó đang xảy ra trong cơ thể.
Bản thân những cơn sốt thường không nguy hiểm, nhưng nên đi khám nếu:
- Nhiệt độ của người lớn từ 39,4 độ C trở lên
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng bị sốt từ 38 độ C trở lên
- Trẻ 3-6 tháng tuổi đo nhiệt độ ở hậu môn từ 38,8 độ C trở lên, kèm theo cáu kỉnh, buồn ngủ
- Trẻ 6-24 tháng tuổi bị sốt cao hơn 38,8 độ C trong hơn một ngày hoặc kèm theo các triệu chứng khác như ho hoặc tiêu chảy
- Trẻ trên 2 tuổi bị sốt kèm theo phát ban, khó chịu, bứt rứt, bơ phờ, nhức đầu, cứng cổ, tiêu chảy hoặc nôn mửa nhiều lần
- Trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào bị sốt trên 40 độ C đều có thể bị co giật
- Cơn sốt không hạ sau khi dùng thuốc hạ sốt ibuprofen.
Sốt cao kéo dài không hạ thì nên đi khám
Sốt cao thường đi kèm triệu chứng gì?
Sốt là triệu chứng của một số loại bệnh hoặc nhiễm trùng. Ngoài tăng thân nhiệt, người bị sốt còn xuất hiện các triệu chứng sau:
- Ớn lạnh hoặc rùng mình
- Đổ mồ hôi
- Đau đầu
- Cảm thấy yếu ớt
- Cáu kỉnh
- Chán ăn
- Bị mất nước
Nguyên nhân nào gây sốt cao
Các nguyên nhân gây sốt phổ biến nhất là:
- Cảm lạnh, cúm
- Viêm tai, viêm họng
- Viêm tiết niệu, bàng quang
- Các tình trạng viêm như viêm xương khớp
- Các tình trạng tự miễn dịch như bệnh lupus và bệnh viêm ruột (IBS)
- Tác dụng phụ của thuốc
- Phản ứng sau tiêm vaccine
- Rối loạn hormone như cường giáp
- Trẻ mọc răng
- Say nắng
- Bệnh ung thư
- Bệnh Covid-19
Vậy, sốt cao phải làm gì?
Sốt cao không chỉ gây mệt mà còn rất khó chịu. Vì vậy, ngay khi thấy mình hoặc người thân trong gia đình (đặc biệt là trẻ nhỏ) bị sốt, bạn luôn nghĩ đến thuốc hạ sốt đầu tiên?
Hãy khoan dùng thuốc nếu chưa đo nhiệt độ. Hãy đo nhiệt độ kiểm tra trước rồi mới quyết định xem có nên dùng thuốc hạ sốt hay không. Cách dùng rất đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc sau: Trẻ em bị sốt trên 38,5 độ C; người lớn bị sốt từ 39 độ C trở lên.
Dùng thuốc hạ sốt không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp hạ sốt. Trẻ em và thanh thiếu niên không nên dùng aspirin khi bị sốt. Vì loại thuốc này đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye, một căn bệnh hiếm gặp và nghiêm trọng gây tổn thương não và gan.
Cần lưu ý là thuốc hạ sốt chỉ mang lại kết quả tạm thời. Chúng có tác dụng trong 4-8 giờ, sau đó hết tác dụng. Điều này có nghĩa là cơn sốt có thể quay trở lại và sẽ cần dùng thêm thuốc.
Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc khi bị sốt cao, nên áp dụng một số biện pháp hỗ trợ giúp làm mát cơ thể và nhanh chóng hồi phục.
Trẻ em sốt cao hơn 38,5 độ C nên uống thuốc hạ sốt ngay
Nghỉ ngơi
Hoạt động có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, nên nằm nghỉ để giảm sốt và hồi phục cơ thể. Người lớn bị sốt cao hơn 38,5 độ C thường được khuyến cáo là nằm nghỉ và uống nhiều nước. Ngủ đủ giấc cũng có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, do đó, cơ thể có thể chống lại virus tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu sốt cao kèm theo đau đầu dữ dội, cứng cổ, khó thở hoặc các dấu hiệu bất thường khác thì nên đi khám ngay, không nên nằm chờ cơn sốt hạ.
Uống nhiều nước
Sốt có thể gây mất nước. Vì vậy, nên uống nhiều nước hơn bình thường, như ước lọc, nước canh và nước trái cây, đặc biệt là dung dịch bù nước oresol. Tránh uống rượu, trà và cà phê vì những thức uống này có thể gây mất nước nhẹ.
Ăn món mềm, lỏng, ấm
Ăn món mềm, lỏng và ấm như súp gà sẽ giúp hồi phục cơ thể, làm chậm sự di chuyển của các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng và giúp giảm bớt các triệu chứng của cảm lạnh, cúm. Hơi ấm nóng của món ăn cũng giúp toát mồ hôi, do vậy sẽ giúp hạ sốt.
Ăn súp gà giúp toát mồ hôi, hạ sốt
Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Điều chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ, chỉ đắp tấm chăn mỏng nhẹ sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
Mặc quần áo mỏng, thoáng mát
Khi muốn hạ sốt, nên mặc quần áo mỏng nhẹ, được làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Mặc quá nhiều quần áo ấm có thể làm tăng thân nhiệt.
Tắm nước ấm
Nước trên da bay hơi sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể, do vậy sẽ giúp giảm sốt. Lưu ý, người bị sốt nên tránh tắm nước lạnh. Da phản ứng với nhiệt độ lạnh bằng cách co thắt các mạch máu, để giữ nhiệt trong cơ thể. Cảm lạnh cũng có thể gây rùng mình, có thể tạo ra nhiều nhiệt hơn.
Dùng miếng dán hạ sốt
Dán miếng dán hạ sốt lên trán, nách và bẹn có thể giúp làm mát, tạo sự thoải mái nhanh chóng. Miếng dán hạ sốt Sakura có bán tại các nhà thuốc là sản phẩm được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các bà mẹ có con nhỏ.
Miếng dán hạ sốt Sakura trong thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên, giúp hạ nhiệt, hỗ trợ giảm sốt, giảm đau, say nắng theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể khuyếch tán ra ngoài, ngăn ngừa các cơn co giật.
Miếng dán Sakura có hiệu quả làm mát liên tục trong 10 tiếng, dùng được cho cả trẻ sơ sinh và người lớn.
Để tăng hiệu quả làm mát của miếng dán hạ sốt, cho nguyên túi chưa mở vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng. Có thể dán mặt dính lên vùng da khô sạch nơi muốn làm mát hoặc giảm đau như: trán, bẹn, nách, vai, lưng, cơ bắp. Lưu ý, không dán miếng dán lạnh lên mắt, niêm mạc, vùng da bị tổn thương.
Miếng dán hạ sốt SakuraGiúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, đau đầu, đau cơ bắp, say nắng. Ngăn ngừa các cơn co giật. Miếng dán lạnh dùng được cho trẻ sơ sinh. |