Lấy cao răng xong kiêng gì để bảo vệ răng miệng thật tốt?

19-10-2021 10:34:13

Lấy cao răng là một thủ thuật nha khoa giúp làm sạch răng, ngăn ngừa nguy cơ bị các bệnh lý răng miệng khác. Để răng không bị ảnh hưởng, bạn nên biết lấy cao răng xong kiêng gì và cần chăm sóc răng miệng thế nào.

Lấy cao răng xong cần tránh một số tác động ảnh hưởng đến men răng

Cao răng là gì?

Ngay cả khi bạn có thói quen chăm sóc răng miệng tốt, đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, nhưng theo thời gia, cao răng vẫn xuất hiện. Đó là lý do tại sao các nha sĩ thường khuyên nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.

Tại sao đánh răng 2 lần/ngày, thậm chí đánh răng sau mỗi bữa ăn là không đủ để loại bỏ hoàn toàn mảng bám? Sau khi đánh răng, một lớp màng chứa glycoprotein bắt đầu hình thành. Mặc dù các glycoprotein này giúp bảo vệ răng, nhưng chúng cũng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn bám vào màng. Sau đó, oxy thúc đẩy sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn gốc trên màng này, dẫn đến hình thành mảng bám.

Mảng bám là một màng sinh học - sản phẩm của các vi khuẩn siêu nhỏ. Nói một cách đơn giản, mảng bám là do sự tích tụ của một lượng lớn vi khuẩn. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, một hợp chất có sẵn trong nước bọt được gọi là canxi photphat sẽ tương tác với các mảng bám tích tụ này, làm chúng cứng hơn và dính chặt vào răng, tạo thành cao răng.

Cao răng có nhiều màu, nhưng đa số là màu đen, cam hoặc vàng. Cao răng mới hình thành thường có màu vàng nhạt hoặc vàng cam, theo thời gian sẽ chuyển sang màu đen và bám chặt vào chân răng.

Cao răng hình thành và bám chặt vào chân răng

Tại sao cần lấy cao răng?

Cao răng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý răng miệng khác nhau như:

  • Viêm nha chu: các triệu chứng bao gồm viêm nướu, dễ chảy máu, tụt nướu, tiêu xương ổ răng, dẫn đến răng lung lay.
  • Sâu răng: do các vi khuẩn phát triển mạnh nhờ quá trình lên men carbohydrate như streptococcus mutans và lactobacilli, tạo ra axit.
  • Răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
  • Tình trạng tụt nướu, dẫn đến răng lung lay.
  • Men răng bị hư hại do mảng bám hoặc cao răng tích tụ quá nhiều.
  • Hôi miệng.
  • Gián tiếp gây ra các bệnh như viêm miệng, viêm amidan, lở miệng.

Do đó, điều quan trọng là phải lấy cao răng định kỳ và vệ sinh răng miệng thường xuyên. Không nên đợi đến khi xuất hiện các triệu chứng, vì lúc đó răng đã bị tổn thương.

Tuy nhiên tần suất lấy cao răng, lấy cao răng xong kiêng gì, chăm sóc răng miệng như thế nào cần thực hiện theo đúng lời khuyên của nha sĩ và tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người.

Những ai không nên lấy cao răng?

Những người đang gặp phải các vấn đề sau không nên lấy cao răng:

  • Nếu có một số lỗ sâu răng cần trám hoặc nhổ, giải quyết tình trạng này trước khi tiến hành loại bỏ cao răng.
  • Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt: Trước khi kỳ kinh bắt đầu, nồng độ hormone estrogen trong cơ thể tăng cao, có thể gây sưng và viêm nướu. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình loại bỏ mảng bám và cao răng, gây đau hơn, nướu dễ bị sưng và chảy máu.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Cao răng không phổ biến ở răng sữa, mà chủ yếu hình thành trên răng vĩnh viễn. Vì vậy, với trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ nên tự vệ sinh răng miệng cho trẻ tại nhà. Nếu nhận thấy bất cứ điều gì bất thường với sức khỏe răng miệng của con, hãy đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt.

Các lỗ sâu răng cần được xử lý trước khi lấy cao răng

Lấy cao răng có đau không?

Có một số yếu tố quyết định đến việc lấy cao răng có đau hay không, bao gồm:

  • Tình trạng răng miệng của bệnh nhân: Nếu răng nhạy cảm hoặc bất kỳ bệnh nào như viêm nướu hoặc viêm nha chu, bạn sẽ cảm thấy đau/nhức hơn trong quá trình lấy cao răng so với những người có sức khỏe răng miệng tốt.
  • Mức độ cao răng tích tụ: Cao răng tích tụ trên bề mặt răng còn mềm và dễ lấy đi sẽ không gây đau nhức nhiều, ngược lại, cao răng lâu ngày cứng lại, bám dưới nướu gây viêm nhiễm sẽ khiến bạn đau nhức lâu trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu sẽ biến mất sau vài ngày.
  • Kinh nghiệm của nha sĩ: Các nha sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao có thể dễ dàng loại bỏ cao răng, hạn chế tối đa đau đớn.
  • Dụng cụ lấy cao răng: Gần đây, lấy cao răng bằng sóng siêu âm được ưa chuộng hơn cả vì chúng không những không gây đau nhức mà còn rất an toàn. Một số thiết bị thủ công nếu không kiểm soát lực tác động có thể dẫn đến tổn thương nướu, chảy máu và đau răng.

Lấy cao răng xong kiêng gì?

Tránh hút thuốc sau khi lấy cao răng

Lấy cao răng xong kiêng gì là vấn đề rất quan trọng không phải ai cũng biết và tuân thủ. Khi lấy cao răng, nha sĩ sẽ sử dụng một thiết bị có đầu phun siêu nhỏ để nhắm vào những điểm khó tiếp cận. Thiết bị này sử dụng sóng siêu âm và dao động để phá vỡ cao răng. Trong khi đó, một vòi phun khác sẽ phun nước vào những điểm đó để rửa sạch những mảng cao răng đã vỡ.

Dù nha sĩ có khéo léo đến đâu, dụng cụ hiện đại cỡ nào, sau khi lấy cao răng hàm răng của bạn cũng khó tránh khỏi tình trạng nhạy cảm, đau nhức nhẹ. Do đó, bạn cần chăm sóc răng miệng kỹ hơn trong những ngày đầu.

Lưu ý khi ăn uống, sinh hoạt

  • Không ăn thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm hỏng men răng, có thể khiến răng bị ê buốt trong bữa ăn.
  • Không uống rượu bia, cà phê hay đồ uống có tính axit như chè, nước ngọt...
  • Hạn chế, tránh hút thuốc lá khi mới đi lấy cao răng về, vì thuốc lá gây ố vàng răng.

Lưu ý trong chăm sóc răng miệng

- Không tẩy trắng răng: men răng và mô nướu lúc này chưa ổn định và rất dễ bị kích thích. Nếu tẩy trắng răng vào thời điểm này có thể gây hại.

- Chú ý chăm sóc răng miệng thật tốt mỗi ngày: do vừa lấy cao răng xong, có cảm giác răng miệng sạch sẽ nên nhiều người lơ là việc đánh răng, súc miệng. Cách tốt nhất để bảo vệ răng miệng, ngăn ngừa mảng bám chính là đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần đánh răng ít nhất 2 phút, dùng nước ngậm răng miệng thảo dược sau khi đánh răng để hỗ trợ làm sạch và bảo vệ răng miệng tối ưu.

Nước ngậm răng miệng Nhất Nhất – giải pháp bảo vệ răng miệng toàn diện

Khác với nước súc miệng thông thường, khi dùng nước ngậm răng miệng, thời gian cần ngậm dung dịch trong miệng lâu hơn, khoảng 5-10 phút. Trong thời gian ngậm, thỉnh thoảng súc nhẹ để dung dịch len lỏi sâu vào kẽ răng, góc khoang miệng. Sau khi nhổ bỏ dung dịch, sẽ thấy chút gợn cặn – đó là màng nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Vì là dung dịch thảo dược nên trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.

Dung dịch giúp hỗ trợ sát khuẩn răng miệng, làm sạch răng miệng toàn diện, nhờ vậy sẽ giúp trì hoãn sự hình thành của cao răng. Nếu cao răng hình thành, cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại //