Làm sao để vết thương không bị thâm? Mẹo chăm sóc bạn nên lưu ý
Sẹo thâm ảnh hưởng đến thẩm mỹ là điều không ai mong muốn. Phải làm sao để vết thương không bị thâm? Mách bạn một số mẹo chăm sóc vết thương đơn giản.
Làm sao để vết thương không bị thâm?
MỤC LỤC
Tầm quan trọng của giai đoạn lên da non
Vì sao vết thương hay bị thâm
Làm sao để vết thương không bị thâm?
Tầm quan trọng của giai đoạn lên da non
Thông thường, vết thương sau khi đã khô miệng và đóng vảy, quá trình lên da non bắt đầu diễn ra với sự tăng sinh của các tế bào da mới.
Khi vùng da non bị rách và hồi phục chậm rất dễ dẫn đến tăng sinh melanin gây hiện tượng thâm sau khi hồi phục.
Bên cạnh đó, nếu các sợi collagen và elastin bị đứt gãy thì da không thể tái tạo nguyên vẹn như ban đầu, từ đó hình thành sẹo lõm.
Ngược lại, khi vết thương hồi phục quá nhanh, quá trình sản sinh collagen quá mạnh mẽ sẽ gây nên sẹo lồi (còn gọi là sẹo phì đại).
Vì vậy, giai đoạn lên da non là giai đoạn đặc biệt quan trọng, quyết định việc vết thương có để lại thâm sẹo hay không.
Vết thương sau khi lên da non thường hay trở thành sẹo, thâm
Vì sao vết thương để lại sẹo thâm?
Có rất nhiều lý do có thể khiến vết thương của bạn sau khi lành để lại vùng da sậm màu. Nó có thể là do quá trình chăm sóc, chế độ dinh dưỡng hoặc ảnh hưởng từ lối sống cũng có thể là nguyên nhân gây vết thâm.
Chăm sóc vết thương không đúng cách
Chăm sóc vết thương đang hồi phục sau khi bị tổn thương là một việc rất quan trọng.
Chăm sóc vết thương đúng cách, chẳng hạn như không bảo vệ nó khỏi ánh nắng mặt trời hoặc không sử dụng kem chăm sóc da thích hợp… đều có thể gây ra sự thâm sạm, khô cứng hay thậm chí là gây viêm loét vùng vết thương.
Chứng tăng sắc tố sau viêm (PIH)
Chứng tăng sắc tố sau viêm hay PIH là tình trạng tăng sinh và phân bổ melanin bất thường tại vùng da bị thương.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ các vết thương có độ sâu và ảnh hưởng lớn trên da như: các thủ thuật trên da (lột da, mài mòn da) hoặc laser trị liệu hay do ảnh hưởng của các bệnh da...
Các yếu tố này sẽ kích thích và khiến cơ thể sản sinh lượng lớn melanin làm da trở nên sậm màu. Các sắc tố melanin này có thể tồn tại nhiều năm liền khiến da bạn thiếu mịn màng.
Không bảo vệ da kỹ khi đi ra ngoài trời
Khi chịu tác động của tia UV trong ánh nắng mặt trời, da non sẽ bị thâm đen lại do sắc tố Melanin tại đây tăng sinh nhiều hơn bình thường.
Bôi nghệ trong giai đoạn sẹo ướt
Một nguyên nhân khác khiến vết thương lên da non bị thâm là do bôi nghệ quá sớm, khi vết thương còn ướt.
Nghệ là một nguyên liệu tự nhiên, có chứa hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa Curcumin, được coi là bảo bối giúp mờ thâm và ngăn ngừa sẹo.
Tuy nhiên nghệ chỉ nên sử dụng khi vết thương đã khô và đóng vảy. Bôi nghệ quá sớm khi vết thương còn hở sẽ khiến vết thương lở loét nghiêm trọng hơn, bị dị ứng và tăng sản sinh collagen.
Ngoài ra các thành phần có trong nghệ sẽ thúc đẩy vết thương lành nhanh, tăng sinh collagen quá mức dẫn tới việc hình thành sẹo sau đó.
Vùng vết thương đang lên da non bị tác động
Vết thương đang trong quá trình tái tạo, hình thành da non sẽ rất nhạy cảm.
Do đó, những tác động từ bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương dẫn đến thâm đen.
Đặc biệt, khi da non hình thành sẽ thường gây ngứa, việc cào, gãi hoặc dùng tay bóc lớp tế bào da chết có thể làm tổn thương lớp da mới hoặc gây ra nhiễm trùng.
Cơ địa có sức đề kháng yếu
Những trường hợp cơ thể có sức đề kháng kém, quá trình lành vết thương thường diễn ra chậm và khó liền miệng hơn.
Thời gian kéo dài có thể khiến vết thương bị tấn công bởi các tác nhân gây nhiễm trùng hoặc tăng sắc tố melanin do tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời.
Làm sao để vết thương không bị thâm?
Thâm hay sẹo để lại sau vết thương lành đều cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Các vết thâm sẹo càng để lâu càng khó cải thiện và trở về trạng thái ban đâu.
Các phương pháp giảm thâm do vết thương bao gồm: sử dụng thuốc bôi da, can thiệp thẩm mỹ và thay đổi dinh dưỡng phù hợp.
Sử dụng kem bôi da trị thâm sẹo
Các sản phẩm bôi da trị thâm sẹo thường có chứa các thành phần dưỡng chất có tác dụng làm sáng và đều màu da, dưỡng trắng da như: vitamin C, kojic acid, niacinamide, glycolic acid, hydroquinone...
Việc bôi kem nên được thực hiện càng sớm càng tốt, và đều đặn nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, trị thâm bằng kem bôi thường cho hiệu quả khá chậm, đòi hỏi sự kiên trì.
Với các vết thâm mới, diện tích nhỏ, sẽ mất khoảng 3-6 tháng để trả lại làn da hoàn hảo ban đầu. Các vết thâm sẹo lâu ngày hoặc phức tạp có thể mất nhiều thời gian hơn, thậm chí hàng năm để có thể mờ đi.
Can thiệp thẩm mỹ
Các phương pháp can thiệp thẩm mỹ là một trong những xu hướng làm đẹp được nhiều chị em ưa chuộng do hiệu quả cao, thời gian thực hiện nhanh chóng.
Chúng thường được áp dụng trong các trường hợp thâm sẹo trên diện tích lớn, lâu năm hoặc ở những người có nhu cầu làm mờ thâm nhanh nhất có thể.
Can thiệp thẩm mỹ là một trong những phương pháp trị thâm nhanh chóng
Một số các phương pháp được sử dụng phổ biến trong thẩm mỹ hiện nay là:
Sử dụng tia Laser: Các tia laser sẽ tác động sâu vào da tận lớp trung bì, hỗ trợ đánh tan sắc tố melanin giúp da sáng hơn.
Mài da vi điểm: giúp loại bỏ phần tế bào chết trên da, hỗ trợ điều trị mụn, se khít lỗ chân lông và làm mờ đi các vết thâm.
Công nghệ IPL: Là một trong những công nghệ hàng đầu giúp điều trị thâm. IPL sẽ sử dụng các xung điện cường độ cao giúp phá vỡ cấu trúc melanin, hemoglobin sâu trong tế bào.
Thay da hóa học/Peel da: Phương pháp giúp loại bỏ được tế bào da cũ tổn thương và tái tạo da mới, bằng cách sử dụng hóa chất hoặc công nghệ ánh sáng để thay mới. Bằng cách đẩy những tế bào đen sạm lên trên thì vết thâm sẽ mờ dần và biến mất.
Điện di vitamin C: Vitamin C có tác dụng làm trắng da, giảm sắc tố và tăng sức đề kháng da, giúp bạn lấy lại làn da trắng hồng. Kết hợp với công nghệ cao sẽ đưa tinh chất vào sâu trong da khiến hiệu quả điều trị tăng lên gấp 10 lần so với sử dụng serum vitamin C.
Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm làm mờ thâm
Tăng cường các loại thực phẩm tốt cho da là cách đơn giản để thúc đẩy vết thương nhanh liền sẹo và hạn chế bị thâm sạm.
Một số thành phẩn mà bạn nên bổ sung trong khẩu phần ăn uống của mình là:
Vitamin C: Có khả năng kích thích hình thành tế bào da mới, phục hồi những hư tổn trên da. Vitamin C có nhiều trong cam, ổi, kiwi, cà chua, súp lơ, rau bina…
Vitamin A: Loại vitamin có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và duy trì biểu mô, thúc đẩy tạo mới collagen. Vitamin A thường được tìm thấy có nhiều trong cà rốt, khoai lang, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông, sữa…
Kẽm: Kẽm có vai trò quan trọng đối với việc tổng hợp protein, giúp vết thương nhanh liền sẹo hơn. Một số thực phẩm giúp bổ sung kẽm phổ biến là thịt lợn nạc, ca cao, hạt bí, nấm, rau bina, củ cải…
Protein: Ăn các loại thực phẩm giàu protein như hạnh nhân, sữa, bông cải xanh, các loại cá cũng rất tốt cho quá trình lành thương. Protein có trong những thực phẩm này sẽ hỗ trợ tái tạo da, giúp vết thương nhanh lành.
Thực phẩm chứa nhiều sắt: Đây cũng là một nguyên tố góp phần thúc đẩy quá trình tái tạo da. Sắt thường có nhiều trong gan, hạt bí đỏ, hạt bí xanh, cải xoăn, các loại hạt, quả chà là…
Bên cạnh đó, cần tránh xa các món ăn từ nếp, thịt bò, thịt gà, rau muống, cua ốc, thức ăn cay nóng,…
Kem bôi da từ thảo dược
Có nhiều loại thảo dược có tác dụng làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo… như nghệ vàng, kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội.
Kết hợp những loại thảo dược này tạo nên kem bôi da có hiệu quả trong các trường hợp bị viêm da, bỏng hay vết thương…
Kem bôi da từ thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.
KEM NHẤT NHẤT - Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo. Làm giảm giời leo (zona), sưng tấy do côn trùng đốt. Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 1-3mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần. Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành. Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần. Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì ngưng. Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. |