Không quân Mỹ dự kiến đưa bom hạt nhân kỹ thuật số mới vào oanh tạc cơ tàng hình B-2
Máy bay ném bom B-2 của Mỹ vẫn luôn được trang bị những loại vũ khí hiện đại bậc nhất, tiêu biểu là chúng sẽ sớm có sẽ sớm có bom hạt nhân kỹ thuật số mới.
Báo Trí Thức Trẻ dẫn nguồn tin từ Sputnik cho hay, máy bay B-2 được thiết kế thai nghén từ những năm 1980 và sẽ còn được Không quân Mỹ sử dụng trong vòng hơn 30 năm nữa.
Vì vậy, Lầu Năm Góc liên tục nâng cấp để máy bay luôn có thể sử dụng các loại vũ khí tiên tiến nhất, chúng sẽ sớm có sẽ sớm có bom hạt nhân kỹ thuật số mới.
“Đây là một thông điệp rất rõ ràng rằng, máy bay B-2 vẫn có thể thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả như khi mới được đưa vào sử dụng vào những năm 80”, Thiếu tá Kent Mickelson, giám đốc điều phối của Phi đội Huấn luyện số 394 của Không quân Mỹ cho biết.
“Nó là một loại máy bay ném bom rất được ưa chuộng và là một thành tựu công nghệ to lớn”. Sau khi nâng cấp, B-2 sẽ có thể mang theo các loại bom hạt nhân thế hệ mới như B61-12 và các loại Tên lửa Tầm xa Tự điều chỉnh Sau khi phóng (LRSO).
LRSO có chi phí ít nhất là 20 tỉ USD, trong khi bom hạt nhân sẽ tiêu tốn của Mỹ hơn 9 tỉ USD nữa. Với hệ thống radar và các công nghệ truyền dẫn dữ liệu hiện đại, B-2 có thể thả bom hạt nhân từ độ cao lớn hơn nhiều so với các máy bay ném bom khác.
Oanh tạc cơ tàng hình Mỹ sẽ sớm có bom hạt nhân kỹ thuật số mới
“Nhờ có hệ thống Radar Khẩu độ Tổng hợp (SAR), phi công có thể nhìn thấy rõ khu vực dưới đất mà họ đang hoạt động để xác định mục tiêu”, ông Mickelson nói.
Ngoài radar SAR, máy bay B-2 còn được lắp đặt Hệ thống Quản lý Phòng vệ, giúp phi công nhận được những cảnh báo chính xác về hệ thống phòng vệ của đối phương.
“Điều quan trọng nhất là người điều khiển máy bay có thể đánh giá tình hình nhằm đưa ra quyết định đúng đắn khi đang làm nhiệm vụ”, ông Mickelson cho biết.
Trước đó, báo Đất Việt dẫn nguồn từ RT hồi tháng 8/2016 đưa tin, Mỹ bất ngờ điều 2 chiếc B-2 đến Baltic để tham gia tập trận - động thái chưa từng thấy trong những năm gần đây.
Đại tướng Kevin Huyck, Phó Tổng tham mưu tác chiến của Bộ chỉ huy không quân NATO (AIRCOM) cho hay: "Những cuộc tập trận như Polar Roar tại Baltic tăng cường sự hợp tác và đẩy mạnh sự tin cậy đối với NATO trong việc bảo vệ môi trường an toàn".
Vị chỉ huy này cho biết, các máy bay ném bom đã cất cánh từ các căn cứ khác nhau ở Missouri, Bắc Dakota và Louisiana trước khi gặp nhau ở Đại Tây Dương và cùng bay đến châu Âu.
Trong tập trận, các máy bay ném bom này đóng vai trò như một kẻ xâm nhập không phận NATO. Các chiến đấu cơ NATO đã được cử đi trong ít phút để cảnh báo và hộ tống những chiếc máy bay này ra khỏi vùng cấm.
Chỉ tính từ tháng 6/2016 đến nay, Mỹ đã 2 lần đưa oanh tạc cơ B-52 tham gia tập trận quy mô lớn với NATO tại Baltic, tuy nhiên đây là lần đầu có sự xuất hiện của oanh tạc cơ tàng hình B-2 kết hợp với B-52.