Không chỉ đam mê sao trúc, Mão mèo còn 11 lần thi THPT vì... thích
Bên cạnh niềm đam mê với cây sao trúc, Mão mèo còn khiến nhiều người bất ngờ khi tiết lộ đi thi 11 lần thi THPT vì... thích!
Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay là lần thứ 11 thí sinh Nguyễn Văn Mão (SN1988 tại Tân Kỳ, Nghệ An), được biết đến với nghệ danh Mão mèo tham gia.
Được biết trước đó, Nguyễn Văn Mão tham gia kỳ thi lần đầu tiên năm 2006 nhưng bị trượt. Tiếp đó, từ năm 2007 đến 2017, anh tiếp tục tham gia các kỳ thi tuyển sinh đại học Điểm số trung bình anh đạt được trên 20 điểm và từng học 5 trường đại học là Trường Đại học Vinh, Đại học Kiến trúc – Đà Nẵng, Đại học Thủy lợi – Hà Nội, Đại học Kiến trúc – Hà Nội và Trường Đại học Công đoàn – Hà Nội. Trong 5 trường Đại học thì anh chỉ duy nhất tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc – Hà Nội với tấm bằng loại khá.
Nguyễn Văn Mão đi thi lần đầu năm 2006, kỳ thì THPT Quốc gia là lần đi thi thứ 11
Nguyễn Văn Mão cho biết đi thi vì sở thích
Chia sẻ với báo chí về quá trình tham gia các kỳ thi, Nguyễn Văn Mão cho biết: “Tôi đi thi vì sở thích, đây là lần thứ 11 tôi tham gia kì thi THPT quốc gia nhưng tôi còn sẽ thi cho đến khi nào nhà nước không cho tôi thi thì tôi mới dừng lại. Lý do duy nhất là bởi tôi không muốn bỏ qua kiến thức”.
Bên cạnh câu chuyện đi thi 11 lần, Nguyễn Văn Mão còn nổi tiếng trên mạng xã hội với biệt danh Mão mèo và tình yêu dành cho sáo trúc của mình. Ngay thời điểm đang là sinh viên ngành kiến trúc, anh quyết định chuyển hướng sang làm sáo trúc. Sau nhiều năm nghiên cứu cách làm sáo và dạy sáo miễn phí, tháng 9/2013 Nguyễn Văn Mão có cho mình cơ sở kinh doanh sáo trúc đầu tiên.
Hiện tại, doanh thu hàng năm của chàng trai trẻ này lên tới 30 tỷ đồng, có 29 cửa hàng sáo trúc trên toàn quốc tạo công ăn việc làm cho 126 lao động. Không chỉ vậy, thương hiệu sáo trúc của Mão còn "xâm nhập" thành công vào 20 quốc gia trên thế giới
Được biết, hiện tại Nguyễn Văn Mão đang là sinh viên năm thứ 2 của Đại học Công đoàn – Hà Nội. Năm nay anh đăng kí thi vào trường Đại Học Thương mại – Hà Nội với mong muốn “học, học nữa, học mãi”.