Hỏi nhanh đáp gọn “Suy nhược cơ thể uống thuốc gì?”
Suy nhược cơ thể không phải là bệnh mà là dấu hiệu chung của nhiều bệnh lý. Bởi vậy, suy nhược cơ thể uống thuốc gì là thắc mắc mà nhiều người cần được giải đáp.
Suy nhược cơ thể uống thuốc gì để cải thiện sức khỏe?
Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Vì suy nhược cơ thể là dấu hiệu chung của rất nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần, nên có rất nguyên nhân hoặc làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này.
Tình trạng sức khỏe
Suy nhược là một triệu chứng phổ biến của nhiều vấn đề sức khỏe như:
- Thiếu chất dinh dưỡng, như vitamin B12
- Các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ
- Hội chứng mệt mỏi mạn tính
- Nhiễm trùng
- Các bệnh về máu, như bệnh thiếu máu
- Bệnh tim mạch, như bệnh tim và đột quỵ
- Bệnh cơ, như chứng loạn dưỡng cơ
- Bệnh thần kinh, như bệnh đa xơ cứng và bệnh Parkinson
- Bệnh chuyển hóa, như bệnh tiểu đường
- Bệnh tuyến giáp, như suy giáp
- Sức khỏe tâm thần như trầm cảm
- Bệnh phổi
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là suy nhược và mệt mỏi, như:
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống lo âu
- Thuốc để kiểm soát huyết áp cao
- Statin để kiểm soát lượng cholesterol trong máu cao
- Thuốc hóa trị liệu
Lão hóa tự nhiên
Lão hóa cũng có thể gây ra chứng suy nhược cơ, do làm mất dần sức mạnh và mô cơ.
Tuổi già, sức yếu là quá trình lão hóa tự nhiên của con người
Triệu chứng suy nhược cơ thể dễ nhận biết
Tùy theo nguyên nhân có thể gây suy nhược từng bộ phận hoặc suy nhược toàn thân.
Bộ phận cơ thể suy yếu
Do suy nhược xảy ra ở một số bộ phận cơ thể, chẳng hạn như cánh tay hoặc chân khiến người bệnh cần phải nỗ lực rất nhiều để di chuyển. Các bộ phận cơ thể bị yếu cũng xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Co thắt cơ hoặc chuột rút
- Rung không kiểm soát
- Chuyển động bị trì hoãn hoặc chậm lại
Suy nhược toàn thân
Suy nhược toàn thân ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, khiến người bệnh cực kỳ mệt mỏi. Các dấu hiệu bao gồm:
- Sốt
- Các triệu chứng giống như cảm
- Mệt mỏi
- Khó chịu
- Khó thực hiện các công việc hàng ngày
Các triệu chứng suy nhược cơ thể nghiêm trọng
Trong một số trường hợp, suy nhược có thể là dấu hiệu của đột quỵ hoặc đau tim. Cả hai vấn đề này đều có thể gây suy nhược ở một hoặc cả hai bên của cơ thể.
Đột quỵ có thể gây ra các triệu chứng đột ngột và nghiêm trọng, như:
- Khó nói hoặc khó hiểu lời nói
- Rối loạn thị lực ở một hoặc cả hai mắt
- Đi lại khó khăn
- Mất thăng bằng
- Khó phối hợp
- Chóng mặt
- Hoang mang
- Đau đầu đột ngột và dữ dội
- Tê liệt một phần của cơ thể
Cơn đau tim cũng có thể gây ra các triệu chứng đột ngột và nghiêm trọng, như:
- Cảm giác đau, áp lực hoặc ép chặt trong ngực
- Đau hoặc khó chịu ở lưng, ngực, cổ hoặc hàm
- Đau ở một hoặc cả hai cánh tay
- Khó thở
- Đổ mồ hôi lạnh
- Buồn nôn
- Lâng lâng
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào cảnh báo đột quỵ hay đau tim, bạn nên đi khám hoặc cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được điều trị kịp thời, đột quỵ hoặc đau tim có thể nhanh chóng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Đột quỵ có thể gây nguy hiểm nếu không được cấp cứu đúng cách
Suy nhược cơ thể uống thuốc gì?
Phương pháp điều trị suy nhược và loại thuốc dùng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.
Thuốc điều trị các bệnh là nguyên nhân
Vì suy nhược cơ thể do rất nhiều vấn đề sức khỏe gây ra, nên điều trị các tình trạng bệnh lý này, cơ thể sẽ dần khỏe lại.
Thuốc điều trị suy nhược cơ thể có thể là thuốc trị mất ngủ, thuốc kháng sinh trị nhiễm trùng, thuốc bổ máu, thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc điều trị loạn dưỡng cơ, thuốc điều trị bệnh thần kinh, bệnh chuyển hóa hay thuốc điều trị trầm cảm…
Với các bệnh mạn tính, có thể người bệnh cần phải dùng thuốc liên tục để kiểm soát các triệu chứng và hồi phục sức khỏe.
Ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc
Sau khi xác định được loại thuốc gây ra tác dụng phụ là nguyên nhân gây suy nhược cơ thể, bạn nên trao đổi với bác sĩ để giảm liều lượng của thuốc hoặc chuyển sang một loại thuốc thay thế.
Trao đổi với bác sĩ nếu tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Bị suy nhược cơ thể có phải đi khám không?
Một số trường hợp suy nhược sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, những người bị suy nhược kéo dài thì nên đi khám, bởi có thể có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó gây ra.
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phòng ngừa suy nhược cơ thể bằng cách nào?
Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được tình trạng suy nhược, do rất nhiều vấn đề và yếu tố sức khỏe gây ra. Tuy nhiên, có lối sống lành mạnh sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính có thể gây suy nhược. Để có lối sống lành mạnh, mỗi người cần:
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon hơn. Người bị suy nhược cơ thể nên tích cực vận động hơn, có thể là đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe đạp. Tập thể dục ngoài trời, để da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời là liệu pháp giúp giảm căng thẳng hữu ích và đơn giản mà nhiều bác sĩ khuyến nghị.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Với người thường xuyên bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, cần tìm ra giải pháp để cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng thời gian ngủ, đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày.
Để ngủ ngon hơn nên thiết lập giờ đi ngủ và thức dậy mỗi ngày, tránh uống cà phê và rượu gần giờ đi ngủ, hạn chế ngủ trưa quá dài, hạn chế ăn quá no vào bữa tối, tắt các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
Ăn uống cân bằng và bổ dưỡng
Tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm có thêm chất béo và đường bởi có thể khiến các triệu chứng khó chịu thêm tăng nặng.
Ăn các loại thực phẩm giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm mệt mỏi như hoa quả, rau xanh, dầu ô liu, các loại hạt, cá, ngũ cốc...
Có thể chế biến các món ăn bổ dưỡng để bồi bổ cơ thể, giúp nhanh chóng hồi phục. Đặc biệt là những người bị suy nhược cơ thể sau khi ốm dậy. Các món ăn bổ dưỡng như gà tần, cá chép hấp cách thủy, thịt dê hầm gừng, cháo chim…
Ăn món ăn bổ dưỡng kết hợp dùng thuốc Đông y để bồi bổ cơ thể
Dùng thuốc bổ Đông y
Suy nhược cơ thể nên uống thuốc gì? Nhiều người thường nghĩ ngay đến thuốc Đông y. Theo các thầy thuốc Đông y, phụ nữ sau sinh, người ốm lâu ngày hoặc mắc một số bệnh mạn tính có thể làm khí huyết hư suy, cơ thể suy nhược nên dùng thêm thuốc bổ Đông y để bồi bổ nguyên khí, tăng cường thể lực.
Đông y có nhiều bài thuốc bổ quý, điển hình là bài thuốc Thập toàn đại bổ đã được ghi trong Dược điển. Thập toàn đại bổ gồm bài Bát trân thang (sự kết hợp của Tứ vật thang và Tứ quân tử thang) và 2 vị thuốc quý là Hoàng kỳ và Quế vỏ. Sự kết hợp hài hòa này giúp bổ trợ nhau, tăng cường tuần hoàn, tăng cường thể lực toàn thân.
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất – bồi bổ cơ thể từ bài thuốc bí truyền
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất có nguồn gốc từ bài thuốc Thập toàn đại bổ hiệu quả kỳ diệu trong dân gian, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên dạng viên nén tiện dụng.
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh…
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị suy nhược cơ thể có thể tham khảo sử dụng thuốc để bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực.
Thập Toàn Đại Bổ Nhất NhấtSản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất |