Hé lộ những điều chưa biết về 5 đại mỹ nhân đẹp nhất thời Tam Quốc

03-11-2017 20:15:10

Họ đều là những người phụ nữ sở hữu vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến người người ngưỡng mộ và ngợi ca.

Đại Kiều

Nhắc đến những mỹ nhân đẹp nhất thời Tam Quốc phải kể tới Đại Kiều, chị gái của Tiểu Kiều vợ của Tôn Sách. Nàng sinh ra tại Hàn Huyền, Lư Giang (nay là An Huy Tiềm Sơn).

Đại Kiều được mô tả là cô gái nhu mì, đẹp trầm lặng, đôi mắt diễm lệ nhưng đa sầu, tính cách hiền hậu, nhút nhát, sống nội tâm và tình cảm, nàng thích công việc nữ công gia chánh, thêu thùa, nấu ăn, chăm sóc hoa lá.

Nàng Đại Kiều trên phim ảnh

Sau khi chiếm được Uyển Thành (hay Hoãn Thành), Tiểu bá vương Tôn Sách đến thăm Kiều gia trang và trước vẻ đẹp danh bất hư truyền, chàng tướng trẻ tuổi đã cầu hôn hai nàng họ Kiều. Đại Kiều kết hôn với Tôn Sách và trở thành người phụ nữ của người đứng đầu đất Giang Đông thời bấy giờ.

Đáng tiếc trời xanh dường như đố kị phận má hồng, tình cảm vợ chồng sâu đậm chưa được bao lâu thì Tôn Sách qua đời vì bị ám sát, Đại Kiều về quê sống cuộc sống đạm bạc, lấy niềm vui trồng sen lấp vào nỗi thương nhớ phu quân.

Tiểu Kiều

Tiểu Kiều là vợ của tướng Chu Du, em gái của Đại Kiều nàng cũng được người đời ca tụng là một trong những mỹ nhân đẹp nhất thời Tam Quốc. Tiểu Kiều cùng với người chị gái Đại Kiều là con gái của Kiều Huyền ra tại Hàn Huyền, Lư Giang (nay là An Huy Tiềm Sơn).

Đại mỹ nhân Tiểu Kiều trên phim

Nếu như Đại Kiều là chỗ dựa tinh thần, bến đỗ bình yên, tiếp thêm sức mạnh cho Tôn Sách thì Tiểu Kiều có vai trò như người bạn tri âm, cánh tay phải đắc lực cho Chu Công Cẩn, cánh tay phải của Tôn Sách, và Tôn Quyền mai này, người cùng với Lưu bị đánh bại Tào Tháo ở trận Xích Bích, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Giang Đông.

Vương Nguyên Cơ

Vương Nguyên Cơ tức Văn Minh Hoàng Hậu, là vợ của Tư Mã Chiêu (con trai Tư Mã Ý). Vương Nguyên Cơ xuất thân trong danh môn vọng tộc, ông nội và cha đều đại thần phò tá cho gia tộc Tư Mã.Tương truyền nàng có sắc đẹp chim sa cá lặn, khiến ai gặp qua cũng đều thổn thức.


Mỹ nhân Vương Nguyên Cơ. Ảnh minh họa

Ngoài việc sở hữu nhan sắc hơn người nàng cũng nổi tiếng là người thông minh, nết na khi được tiếp thụ nền giáo dục hoàn mỹ, tám tuổi đã thấu hiểu Kinh Thi, Luận Ngữ đều là những cuốn sách kinh điển của Nho gia.Có thể nói Vương Nguyên cơ là viên minh châu của gia tộc.

Nàng được sử gia đánh giá là một hình tượng hiền thê thục đức điển hình trong xã hội phong kiến.

Chân Lạc (Chân Cơ)

Chân Lạc, hay còn gọi là Chân Cơ, Chân Mật, Chân phu nhân, nàng được lưu truyền trong dân gian với sắc đẹp lộng lẫy, làm động lòng Tào Tháo và 2 người con trai Tào Phi và Tào Thực.

Có một câu nói trong dân gian được cho là ở thời Tam Quốc dùng để miêu tả sắc đẹp của nàng: "Giang Nam hữu Nhị Kiều, Hà Bắc Chân Mật tiếu”.

Theo Tam quốc diễn nghĩa, khi thắng trận, Tào Phi dẫn quân xông thẳng vào nhà họ Viên, thấy hai người đàn bà đang ôm nhau khóc, hỏi ra thì là vợ và con dâu thứ ba của Viên Thiệu.


Chân Lạc mỹ nhân thời Tam Quốc

Khi gặp Tào Tháo, vợ Viên Thiệu biết ý Tào Phi bèn dâng nàng dâu cho Tào Phi, dù con trai bà ta lúc đó còn sống. Tào Tháo nhìn dung nhan Chân thị, gật đầu nói: "Thật đáng là con dâu họ Tào". Dù lúc đó Viên Hy còn sống, Tào Phi vẫn ép bà lấy mình.

Năm Kiến An thứ 12 (207), Viên Hy cùng Viên Thượng chạy trốn lên Liêu Đông và bị Công Tôn Khang giết chết, nộp đầu cho Tào Tháo.

Sau khi lấy Tào Phi 8 tháng, bà sinh ra Tào Duệ. Hai người còn có với nhau một con gái, gọi là Đông Hương công chúa. Về sau, Tào Phi sủng ái Quách Quý tần và lạnh nhạt với bà. Danh hiệu Văn Chiêu hoàng hậu là do Tào Tuấn truy tôn bà khi làm hoàng đế.

Điêu Thuyền

Điêu Thuyền là một trong những mỹ nhân đẹp nhất thời Tam Quốc, là tứ đại mỹ nhân Trung Hoa thời cổ đại và là một nhân vật nữ nổi tiếng nhất trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Điêu Thuyền là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho cả Đổng Trác và Lữ Bố để tùy cơ ly gián họ nhằm mục đích lật đổ Đổng Trác.

Một mặt nàng tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác, nhưng khi đến với Lữ Bố thì lại ra sức quyến rũ, khi đến cao trào thì Lữ Bố chịu không nổi đả kích giết luôn Đổng Trác vì muốn cướp lấy Điêu Thuyền từ tay Đổng Trác.


Điêu Thuyền- mỹ nhân thời Tam Quốc. Ảnh minh họa.

Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền, nhưng không sao can thiệp được mà trước đó chỉ biết thốt lên: "Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này".

Với sắc đẹp và tài năng khéo léo của mình, theo tình tiết của tiểu thuyết, Điêu Thuyền đã làm cho bánh xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến Đổng Trác bị giết bởi Lữ Bố vì giành giật nàng.

Từ đó có câu: “Mười tám lộ chư hầu, không giết nổi Đổng Trác. Chỉ một mình Điêu Thuyền giết nổi. Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, không thắng nổi Lữ Bố. Chỉ một mình Điêu Thuyền thắng nổi Lữ Bố”.


Điêu Thuyền &Tào Tháo - Tiệc rượu Hồng Môn Lầu ,Điêu thuyền tuẫn tiết theo Lữ Bố. Nguồn: Tổng hợp Clip giải trí

Nam Phong
Theo Đời sống Plus/GĐVN //