Hay mắc bệnh, sức đề kháng kém phải làm sao?
Sức đề kháng kém chính là khả năng phòng vệ của cơ thể suy giảm, nên dễ mắc bệnh và bệnh lâu khỏi. Vậy, sức đề kháng kém phải làm sao để tăng cường?
Sức đề kháng kém là thắc mắc của không ít người
Sức đề kháng kém là như thế nào?
Sức đề kháng hay hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Chúng bao gồm một mạng lưới phức tạp của các tế bào, mô và các cơ quan kết hợp với nhau để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ cơ thể bằng cách tạo ra rào cản ngăn chặn virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng hoặc kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể. Nếu những tác nhân này vượt qua hàng rào bảo vệ, thì hệ miễn dịch sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu và các hóa chất và protein khác tấn công và phá hủy chúng.
Sức đề kháng kém là khả năng phòng vệ cơ thể bị suy giảm, dẫn đến dễ mắc bệnh và thời gian bệnh kéo dài.
Sức đề kháng giống như “tấm khiên” bảo vệ cơ thể
Sức đề kháng kém phải làm sao?
Theo các chuyên gia, có lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên là những cách quan trọng nhất để củng cố hệ thống miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung một số loại vitamin, khoáng chất, thảo mộc có thể giúp cải thiện phản ứng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
1. Tỏi
Tỏi có đặc tính chống viêm và kháng virus rất mạnh. Nó đã được chứng minh là tăng cường sức khỏe miễn dịch bằng cách kích thích các tế bào bạch cầu bảo vệ như tế bào NK và đại thực bào.
2. Xuyên tâm liên
Loại thảo mộc này có chứa andrographolide, một hợp chất terpenoid được phát hiện có tác dụng kháng virus chống lại virus gây bệnh đường hô hấp, bao gồm cả enterovirus và cúm A.
3. Nghệ
Curcumin là hợp chất chính trong củ nghệ, có đặc tính chống viêm, cải thiện chức năng miễn dịch.
Nghệ có đặc tính chống viêm, cải thiện chức năng miễn dịch
4. Vitamin C
Vitamin C hỗ trợ chức năng của các tế bào miễn dịch và tăng cường khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Nó cũng cần thiết cho quá trình chết tế bào, giúp giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bằng cách loại bỏ các tế bào cũ và thay thế chúng bằng tế bào mới. Vitamin C cũng có chức năng chống oxy hóa mạnh, chống lại gốc tự do.
Bổ sung vitamin C đã được chứng minh là làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng đường hô hấp trên, bao gồm cả cảm lạnh.
Một đánh giá lớn của 29 nghiên cứu ở 11.306 người đã chứng minh rằng thường xuyên bổ sung vitamin C với liều trung bình 1 - 2 gam mỗi ngày giúp giảm 8% thời gian bị cảm lạnh ở người lớn và 14% ở trẻ em. Bài đánh giá cũng chứng minh bổ sung vitamin C thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ bị cảm lạnh ở những người thường xuyên vận động mạnh.
Liều vitamin C tối đa là 2.000 mg, nhưng liều bổ sung hàng ngày thường dao động từ 250 - 1.000 mg.
5. Vitamin D
Vitamin D là một chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo cần thiết cho sức khỏe và hoạt động của hệ thống miễn dịch. Vitamin D tăng cường tác dụng chống lại mầm bệnh của bạch cầu đơn nhân và đại thực bào, đồng thời giảm viêm, giúp thúc đẩy phản ứng miễn dịch.
Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên, bao gồm cả cúm và hen suyễn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin D có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm trong hệ hô hấp, có thể bổ sung vitamin D để phòng ngừa và điều trị Covid-19.
Tùy thuộc vào nồng độ vitamin D trong máu, lượng vitamin D cần bổ sung mỗi ngày khoảng 1.000 đến 4.000 IU.
6. Vitamin B tổng hợp
Vitamin B12 và B6 rất quan trọng đối với phản ứng miễn dịch. Thực tế cho thấy nhiều người bị thiếu những loại vitamin này, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe miễn dịch.
7. Kẽm
Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ miễn dịch. Điều này là do kẽm rất cần thiết cho chức năng hệ thống miễn dịch. Kẽm cần thiết cho sự phát triển và giao tiếp của tế bào miễn dịch và đóng vai trò quan trọng trong phản ứng viêm. Kẽm cũng bảo vệ hàng rào mô trong cơ thể và giúp ngăn chặn mầm bệnh lạ xâm nhập.
Thiếu kẽm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật.
Theo nghiên cứu, 16% các ca nhiễm trùng đường hô hấp trên toàn thế giới được phát hiện là do thiếu kẽm. Trong một nghiên cứu năm 2019 ở 64 trẻ nhập viện bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính, uống 30 mg kẽm mỗi ngày giúp giảm thời gian nhiễm trùng và thời gian nằm viện trung bình 2 ngày so với nhóm dùng giả dược.
Uống bổ sung viên kẽm giúp tăng sức đề kháng
ZinC Gluconate Nhất Nhất – bổ sung kẽm, tăng sức đề kháng hiệu quả
Một trong những cách đơn giản và thường được áp dụng để tăng sức đề kháng chính là bổ sung kẽm. Trên thị trường có nhiều viên uống chứa kẽm, trong đó kẽm gluconate là dạng dễ uống và dễ hấp thu nên được nhiều người lựa chọn. Tiêu biểu như ZinC Gluconate Nhất Nhất – sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất.
ZinC Gluconate Nhất Nhất có chứa kẽm gluconate 52,5 mg (tương đương với 7,5 mg kẽm) trong mỗi viên nén. ZinC Gluconate bổ sung kẽm cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tăng cường chuyển hóa.
Sản phẩm phù hợp với thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung kẽm, người sức khỏe kém, sức đề kháng kém do thiếu kẽm…
ZinC Gluconate Nhất Nhất có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Nếu đang thắc mắc “sức đề kháng kém phải làm sao?” bạn có thể tham khảo sử dụng.
ZinC Gluconate Nhất NhấtSản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |