Hậu nhân của Ngũ hổ tướng trong Tam Quốc diễn nghĩa giờ ra sao?
Trải qua hơn hai ngàn năm, con cháu của Ngũ hổ tướng trong Tam Quốc diễn nghĩa có số phận hết sức khác nhau, kẻ tuyệt tự, người xưng vương tại Tây Á xa xôi.
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, sau khi bình định xong vùng đất Thục, trở thành một thế lực lớn mạnh nhất nhì thời đó, tạo thành thế chân vạc, chia ba thiên hạ hình thành lên thời đại Tam Quốc, Lưu Bị đã ban cho 5 tướng tài của mình danh hiệu “Ngũ hổ tướng”, bao gồm Quan Vân Trường, Trương Phi, Mã Siêu Hoàng Trung.
Khá bất ngờ, con cháu của “Ngũ hổ tướng” trong Tam Quốc diễn nghĩa không được nổi danh như cha ông mình, thậm chí rất nhiều trong số họ không được người đời biết mặt nhớ tên và dễ dàng trôi vào quên lãng.
Trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử, con cháu của “Ngũ hổ tướng” nổi danh năm nào có những số phận hết sức khác nhau, kể tuyệt tự, người xưng vương tại tây Á xa xôi.
Con cháu của Triệu Tử Long
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Triệu Tử Long được miêu tả là một dũng tướng khôi ngô tuấn tú, sức địch trăm ngường, có tài dùng thương từng lập hàng trăm chiến công hiển hách dưới thời Lưu Bị.
Tuy vậy, con cháu của ông Triệu Quảng và Triệu Thống lại hết sức bình thường và không có công trạng gì đáng kể và thua kém rất xa về danh tiếng so với cha mình.
Sau khi Triệu Tử Long mất, Triệu Quảng và Triệu Thống về sau theo Khương Duy, chiến tử sa trường, không lập được công lao gì. Còn về hậu nhân khác của Triệu Vân, chỉ có một nhánh là theo Lưu Thiện dời đến Lạc Dương (Lạc Dương, Hà Nam ngày nay), cho đến hiện nay cũng không biết thế nào.
Con cháu của Quan Vũ
Là một dũng tướng bậc nhất trong Tam Quốc diễn nghĩa, đồng thời đứng đầu Ngũ hổ tướng, song cũng giống như Triệu Vân con cháu của Quan Vân Trường không có được sự nghiệp lừng lẫy như cha mình.
Đáng buồn hơn, Quan Vũ sau khi mất đi, con cháu ông cũng không còn và rơi vào cảnh tuyệt tự.
Quan Hưng mất sớm, Quan Bình bị giết cùng Quan Vũ, có hai cháu nội là Quan Thống và Quan Di. Nhưng Quan Thống không có con cái, còn cả nhà Quan Di lại bị Bàng Hội giết sạch.
Con cháu Hoàng Trung
Cũng giống như Quan Vân Trường, số phận của Hoàng Trung cũng hết sức bất hạnh, khi ông không có con cháu nối dõi.
Ngũ Hổ Tướng trong Tam Quốc diễn nghĩa. Ảnh: Internet
Lúc đầu, trận chiến núi Định Quân chém Hạ Hầu Uyên, danh tiếng lẫy lừng, thế nhưng con cháu lại không nhiều, chỉ có một đứa con trai tên Hoàng Tự, nhưng lại mất quá sớm khiến ông không có con chấu nối dõi
Con cháu Trương Phi
Trương Phi em trai Quan Vũ, Lưu Bị một trong 5 Ngũ hổ tướng, một mãnh tướng dưới thời Tam Quốc, từng lập lên điển tích trận Trường Bản uy chấn thiên hạ, chỉ vài trăm quân có thể đuổi được quân Tào.
Trận đánh ở Giang Châu, vì nghĩa tha cho Nghiêm Nhan, đánh bại Trương Hợp ở trận Hán Trung, từng đánh ngang ngửa với Mã Siêu, đã lập được công lao hiển hách cho Thục Hán.
Trương Phi chết tuy không được vẻ vang cho lắm, nhưng hậu nhân của Trương Phi vẫn duy trì mãi cho đến hôm nay.
Trương Phi có hai người con trai: Trương Bào và Trương Thiệu. Khi Thục Hán diệt vong, Trương Bào tử chiến, Trương Thiệu lựa chọn đầu hàng, sống dưới triều Tây Tấn, con đàn cháu đống, dần dần lớn mạnh.
Tình hình thực tế, hậu nhân của Trương Phi hiện nay đã di cư đến Đài Loan. Con cháu đời thứ 72 của Trương Phi là Trương An Hòa cùng 24 người trong tộc vào ngày 17/5/2002 đáp máy bay đến miếu Trương Phi ở Lãng Trung tế bái tổ tiên, khung cảnh vô cùng cảm động.
Con cháu của Mã Siêu
“Cẩm Mã Siêu”, sức mạnh hơn người, là mãnh tướng Tây Lương, đối địch với Tào Tháo. Về sau đi theo Lưu Bị, thời trai trẻ chí lớn ngất trời, cuối đời lại chết vì bệnh tật.
Không giống như con cháu của các ngũ hổ tướng khác, con cháu của Mã Siêu lại xưng vương một cõi.
Những huyết mạch thân tộc trực hệ khác của Mã Siêu toàn bộ đều bị Tào Tháo giết chết, chỉ có một người con trai tên Mã Thừa, về sau không rõ tung tích.
Tuy vậy, ông có một em trai trực hệ khác tên Mã Kháng, trong cuốn tư liệu lịch sử “Thục Thế Phổ” có ghi lại, Mã Đại – em họ trong tộc của Mã Siêu, là anh em chú bác của Mã Siêu, phụ thân của Mã Đại tên Mã Dực.
Sau khi Mã Siêu bại trận, nhóm người Mã Dực và Mã Kháng – em trai Mã Đại, không tìm được phe cánh, đành phải một đường về tây, cuối cùng đến vùng Trung Á. Về sau có người chứng thực, Mã Kháng xác thực là người đã khai sáng gia tộc Mamikonean ở Armenia.
Gia tộc Mamikonean đã từng thống trị Armenia mấy trăm nay và gia tộc này chính là hậu nhân của Mã Siêu, Mã Kháng. Armenia hiện nay có rất nhiều người đều mang dòng máu của Mã Siêu.