Giải đáp thắc mắc: Bệnh trĩ có uống bia rượu được không?
Bia rượu hay đồ ăn, đồ uống có cồn vốn không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với những người đang mắc bệnh trĩ. Nhiều người đặt ra câu hỏi “bệnh trĩ có uống bia được không?” vì sợ ảnh hưởng tới tình trạng bệnh của bản thân. Vì vậy, cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu câu trả lời, rằng bia rượu ảnh hưởng tới trĩ như
I - Người bị bệnh trĩ có được uống bia rượu không?
Bệnh trĩ xảy ra khi bộ phận tĩnh mạch, trực tràng và hậu môn chịu áp lực quá mức, dẫn tới tình trạng sưng, đau và hình thành búi trĩ. Những lý do khiến trĩ hình thành thường do đồ ăn thiếu chất xơ, táo bón, câng nặng, mang thai hoặc chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh. Trong số đó, việc sử dụng rượu bia cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nhưng ít ai để tâm đến.
Tuy nhiên, chính xác mà nói thì uống bia hoặc rượu không trực tiếp gây ra bệnh trĩ. Thay vào đó, nó khiến cơ thể phát sinh ra các vấn đề hoặc bệnh lý, từ đó gián tiếp khiến người bệnh gặp phải tình trạng trĩ. Theo một số nghiên cứu, những người thường xuyên uống bia sẽ có nguy cơ mắc trĩ cao cấp 6 lần người bình thường. Và những người đang bị trĩ nhưng thường xuyên sử dụng rượu bia có nguy cơ bị biến chứng trĩ cao hơn. Do đó, người bị trĩ tốt hơn hết là không nên uống bia rượu.
II - Tại sao uống bia rượu lại khiến bệnh trĩ nghiêm trọng hơn?
Bia rượu có thể khiến triệu chứng ở những ai đang bị trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Lý do là vì những nguyên nhân sau:
1. Uống bia gây thiếu hụt nước
Uống bia hoặc rượu cũng là một cách dung nạp một lượng nước vào cơ thể, nhưng nó làm tăng khả năng sản xuất nước tiểu nhiều hơn, dẫn tới việc đào thải nước tiểu ra nhiều lần hơn.
Chính vì vậy, việc đi tiểu quá nhiều khiến cơ thể dễ có nguy cơ mất nước và điều này sẽ khiến ruột già không hấp thu được nước, dẫn tới không đủ chất lỏng trong cơ thể gây ra tình trạng phân khô cứng, ảnh hưởng tới quá trình đi đại tiện.
Nếu tình trạng kéo dài, khiến phân không thể dễ dàng đi qua hậu môn, sự co bóp sẽ gây áp lực tới khu vực ổ bụng, tác động mạnh tới hậu môn và trực tràng dẫn tới trĩ nhanh chóng.
2. Bia rượu gây béo phì
Uống bia rất dễ gây béo phì do trong bia và đồ nhậu thường chứa lượng calo rất lớn. Những ai thường uống bia rượu mà ít vận động có thể bị tăng cân không kiểm soát, dẫn tới béo phì, thừa cân. Tuy rằng nguy cơ dẫn tới bệnh trĩ không hẳn là do yếu tố cân nặng gây ra, nhưng một phần nào đấy nó cũng tác động tạo áp lực tới ổ bụng, gây tình trạng viêm mạn tính, tắc nghẽn tĩnh mạch hậu môn.
3. Tăng huyết áp
Khi sử dụng nhiều rượu bia sẽ dễ dẫn tới tình trạng huyết áp cao, gây rối loạn lưu thông máu tới vùng trực tràng, hậu môn. Kết hợp với việc khi uống bia thường phải ngồi nhiều, làm tăng áp lực tới các mạch máu quanh vị trí hậu môn, điều này khiến hệ thống tĩnh mạch có nguy cơ bị sưng tấy và dẫn tới búi trĩ.
4. Gây bệnh lý về gan
Việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan như xơ gan, viêm gan hay ung thư gan. Khi bệnh gan xảy ra, lưu lượng máu quá nhiều trong gan, dẫn đến sự tắc nghẽn trong lưu thông máu, dễ dàng gây ra các vấn đề về dòng chảy của máu. Điều này dẫn đến sự phình to và viêm nhiễm các tĩnh mạch xung quanh hậu môn, góp phần làm tăng nguy cơ bị trĩ.
III - Uống bia rượu thường xuyên khi bị trĩ có sao không?
Như đã nói, nếu uống rượu bia thường xuyên sẽ càng dễ khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng và gây ra một số biến chứng trĩ nguy hiểm dưới đây.
1. Gây trĩ huyết khối
Khi uống bia rượu quá đà, các chất có hại trong đồ uống này sẽ lâu dần tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó, bệnh trĩ tắc mạch (trĩ huyết khối) là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phức tạp nhất liên quan đến rượu bia. Theo một nghiên cứu của Gastroenterology, người uống rượu bia thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh trĩ huyết khối gấp 3 lần so với người không uống hoặc uống ít. Đây là một con số đáng lo ngại và cũng là một lý do để chúng ta cần suy nghĩ lại việc sử dụng rượu bia của mình.
2. Gây sa búi trĩ
Việc uống rượu bia thường xuyên khiến các mạch máu trực tràng bị giãn nở và dễ bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành búi trĩ. Cộng thêm áp lực khi đi ngoài làm tăng nguy cơ sa búi trĩ, gây ra đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân.
3. Gây nhiễm trùng vùng hậu môn
Trong khi bị trĩ mà uống bia rượu, người bệnh đôi khi sẽ xao nhãng về việc vệ sinh và chăm sóc khu vực bị trĩ, dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn, gây ra nhiễm trùng và lở loét hậu môn.
4. Gây thiếu máu do mất máu
Không chỉ gây ra các biến chứng trực tiếp, uống rượu bia cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu (mất máu). Khi trĩ xuất hiện và bị viêm nhiễm, sẽ gây ra sự giãn nở của các mạch máu trực tràng làm chảy máu trong quá trình đi đại tiện. Trong thời gian dài nếu không ngưng sử dụng bia rượu và điều trị kịp thời sẽ khiến cơ thể thiếu máu.
Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng bệnh trĩ thì không nên dùng quá nhiều rượu bia, và tốt nhất là nên ngưng uống bia rượu hoàn toàn. Vì việc sử dụng bia rượu trong khi đang bị trĩ sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp, người bệnh đã điều trị khỏi trĩ cũng không nên chủ quan, hãy tập xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh, tránh xa rượu bia để ngăn khả năng tái phát lại.
IV - Khi phải uống bia, nên uống thế nào để tránh trĩ nặng hơn?
Trong một số trường hợp như tiệc tùng hoặc yếu tố công việc bất khả kháng, người bị bệnh trĩ phải uống bia rượu thì có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm cơn đau do bệnh trĩ:
- Uống một lượng vừa phải: Nếu không thể chối từ, người bị trĩ chỉ nên uống tối đa 500ml bia trong ngày. Nếu là uống rượu thì chỉ nên uống dưới 50ml (tính theo loại rượu 40 độ), tránh mất kiểm soát mà uống quá nhiều.
- Uống nước thường xuyên: Vì bia có thể khiến cơ thể thiếu nước, do đó tăng cường việc uống nước để duy trì đủ lượng nước trong cơ thể. Điều này vừa giúp bạn tránh say, vừa giúp làm mềm phân và giảm sự căng thẳng trong khu vực trực tràng.
- Bổ sung chất xơ: Trong khi uống bia, cần liên tục bổ sung đồ ăn chứa chất xơ như rau xanh, trái cây.
- Sử dụng các phương pháp giảm đau: Nếu sau khi uống bia mà xuất hiện triệu chứng đau ở búi trĩ, có thể thử các biện pháp giảm đau tạm thời như chườm lạnh, ngâm trong nước ấm khoảng 10-15 phút hoặc sử dụng thuốc giảm đau (như paracetamol).
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn gặp tình trạng bệnh trĩ nặng hoặc cơn đau không giảm sau một thời gian, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Xem thêm: Bị trĩ có nên ăn rau muống?
V - Nên làm gì để hạn chế tình trạng trĩ do bia rượu?
Khi biết rằng uống rượu bia không tốt cho người bệnh trĩ, thì bên cạnh việc hạn chế dùng những loại đồ uống và đồ ăn có cồn, thì người bệnh nên lưu ý tới những vấn đề sau để có thể ngăn ngừa bệnh trĩ trở nên trầm trọng hơn.
- Hạn chế tối đa việc uống bia rượu, từ chối khi có thể.
- Để tránh bị áp lực lên tĩnh mạch, chúng ta nên giảm thời gian ngồi trên bồn cầu. Nếu bạn có các triệu chứng như ra máu hoặc ngứa rát ở khu vực hậu môn khi đi đại tiện, bạn không nên chờ đợi mà nên đi khám bệnh ngay tại cơ sở y tế.
- Rèn luyện cho mình thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định, đặc biệt là vào buổi sáng. Tránh không nên nhịn khi đang có nhu cầu giải quyết.
- Cần có một tâm lý thoải mái, thư giãn, luôn vui vẻ không suy nghĩ tiêu cực vì nó sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
- Để ngăn cản hậu môn bị tổn thương, cũng như tránh tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài thì nên sử dụng những loại giấy mềm. Không sử dụng những loại giấy khô, ướt, có mùi.
- Dành thời gian để bản thân tập luyện như đi bộ, bơi lội, tránh những bộ môn phải dùng nhiều sức lực, vì nếu thực hiện những bài tập quá sức sẽ dễ tạo áp lực tới vùng cơ hậu môn và tạo áp lực đến thành mạch cao.
- Không tự ý sử dụng thuốc điều trị vô tội vạ khi chưa có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
- Trong trường hợp bản thân người bệnh cảm thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì nên tiến hành thăm khám sớm để tránh gây ra những hậu quả không đáng có.
Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cơ thể cũng như tình trạng bệnh trĩ xuất hiện thì chúng ta nên loại bỏ sớm rượu bia trong cuộc sống. Và đặc biệt, khi cảm thấy có dấu hiệu của bệnh thì nên tới các cơ sở y tế có chuyên môn để được tư vấn, đưa ra hướng điều trị phù hợp.