Giá cà phê hôm nay 26/2: Tăng phục hồi 200 đồng/kg ngay đầu tuần
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay (26/2/2019), giá cà phê hôm nay đã tăng phục hồi 200 đồng/kg, lên mức 32.800 - 33.500 đồng/kg.
Thị trường giá nông sản ngày 26/2 tại các địa phương trọng điểm cho thấy, giá bán các mặt hàng nông sản như cà phê Robusta, hồ tiêu có diễn biến mới. Mở cửa phiên giao dịch ngày 26/2, giá cà phê nguyên liệu khu vực Tây Nguyên và miền Nam tăng 200 đồng/kg, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.800 – 33.600 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 32.800 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 32.700 đồng/kg. Trong khi đó giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 33.500 – 33.800 đồng/kg.
Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 32.500 đồng/kg. Giá cà phê tại Ia Grai, Gia Lai hôm nay đứng ở mức 33.800 đồng/kg. Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà, Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) đang có giá 33.700 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đang tăng. Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang tăng, với giá hợp đồng giao tháng 3/2019 tăng 14 USD (mức tăng 0,92%) lên mức 1531 USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 3/2019 giảm 0,05 USD (mức giảm 0,05%) đứng ở mức 96,40 cent/lb.
Giá cà phê nguyên liệu trong nước hôm nay đã tăng phục hồi 200 đồng/kg so với hôm qua.
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 25/2, giá cà phê robusta giao tháng trong tháng 3/2019 trên sàn London tăng 1% lên mức 1.533 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê arabica giao trong tháng 3/2019 đi ngang ở mức gần 97 USCent/pound. Giá cà phê thế giới có chiều hướng đi xuống kể từ năm 2011 khi được giao dịch trên mức 3,06 USD/pound. Giá hiện tại chỉ bằng 1/3 so với năm 2011.
Cà phê là thức uống phổ biến được hàng tỉ người tiêu thụ mỗi ngày. Lượng tiêu thụ cà phê của người dân Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 6 năm vì người Mỹ ưa thích cà phê hơn trà và sự gia tăng của chế độ ăn uống bình dân.
Ở châu Á, cà phê ngày càng trở nên phổ biến khi lối sống của người dân chuyển sang giống người phương Tây. Do đó, các công ty sản xuất cà phê khổng lồ của Mỹ như Starbucks và Dunkin tiếp tục mở rộng thị trường ở châu Á. Cứ mỗi 15 giờ sẽ có một cửa hàng Starbucks được mở ở Trung Quốc và hiện tại, Starbucks sở hữu chuỗi hơn 3.000 cửa hàng tại thị trường lớn nhất thế giới. Sự tăng trưởng này thu hút thêm cạnh tranh với công ty đối thủ - Luckin Brand. Điều này hoàn toàn tốt cho ngành cà phê.
Tuy nhiên, thị trường liên tục chứng kiến giá cà phê lao dốc. Sản lượng cà phê tăng cao ở các quốc gia sản xuất chính như Brazil, Việt Nam, Columbia, Indonesia dẫn đến sự giảm giá. Trên thực tế, giá cà phê có chiều hướng đi xuống kể từ năm 2011 khi được giao dịch trên mức 3,06 USD/pound. Giá hiện tại chỉ bằng 1/3 so với năm 2011.