Ê buốt răng uống thuốc gì? Cách chăm sóc răng bị ê buốt

06-12-2024 07:23:40

Ê buốt răng gây cảm giác khó chịu khi tiếp xúc với các yếu tố như nhiệt độ nóng, lạnh, hoặc thức ăn chua, ngọt. Hãy cùng tìm hiểu ê buốt răng uống thuốc gì và chăm sóc ra sao để cải thiện nhanh chóng.

Tìm hiểu ê buốt răng uống thuốc gì
MỤC LỤC 
Ê buốt răng là tình trạng gì?
Ảnh hưởng của tình trạng ê buốt răng
Ê buốt răng uống thuốc gì?
Các biện pháp cải thiện tình trạng ê buốt răng không dùng thuốc
Nước ngậm răng miệng và Xịt răng miệng từ thảo dược - Bảo vệ và giảm ê buốt răng

Ê buốt răng là tình trạng gì?

Muốn biết ê buốt răng uống thuốc gì, cần hiểu rõ về tình trạng ê buốt răng.
Ê buốt răng là cảm giác đau nhức hoặc khó chịu, thường xảy ra khi răng tiếp xúc với các yếu tố như đồ ăn, đồ uống quá nóng, lạnh, hoặc chua, ngọt. 
Tình trạng ê buốt có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều răng, gây khó chịu và ảnh hưởng tới việc ăn uống, nói chuyện. 
 
Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt 
 
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến răng trở nên nhạy cảm bao gồm thói quen sinh hoạt hay các vấn đề về sức khỏe răng miệng, như:
• Sâu răng: Khi lớp men răng bị phá hủy, tủy răng bên trong sẽ bị lộ ra và dễ bị kích thích.
• Viêm nướu hoặc viêm nha chu: Viêm nhiễm ở tủy răng gây ra cơn đau nhức dữ dội.
• Nứt răng hoặc vỡ men răng: Lớp men răng bị bào mòn khiến ngà răng bên dưới bị lộ ra, các dây thần kinh trong răng có thể bị kích thích, dẫn đến cảm giác ê buốt.
• Nứt răng: Răng bị nứt tạo ra những kẽ hở nhỏ, khiến răng nhạy cảm hơn.
• Viêm nướu hoặc viêm nha chu: tổn thương mô nướu làm cho răng nhạy cảm hơn và gây ê buốt.
• Tẩy trắng răng: Quá trình tẩy trắng răng có thể làm cho men răng bị mỏng hơn, gây nên tình trạng ê buốt.
• Tụt lợi: chân răng bị lộ ra ngoài, không có men bảo vệ, dễ bị kích thích khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường.
• Mọc răng khôn: Có thể gây áp lực lên các răng xung quanh và làm nướu bị tổn thương, gây ê buốt.
• Dùng thuốc hoặc điều trị nha khoa: Một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nha khoa có thể làm tăng độ nhạy cảm của răng.
• Sử dụng thực phẩm kích thích: Thức ăn và đồ uống quá nóng, lạnh, chua hoặc ngọt có thể kích thích răng bị ê buốt.
 
Có nhiều nguyên nhân gây ê buốt răng
 
Triệu chứng ê buốt răng
 
Cảm giác ê buốt, đau nhói thường xuất hiện ở một hoặc nhiều răng, đặc biệt là khi: 
• Ăn hoặc uống đồ quá nóng, lạnh, ngọt hoặc chua
• Hít thở không khí lạnh đặc biệt là vào mùa đông hoặc ngồi trong điều hòa
• Khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa
• Có thể  kéo dài từ vài giây đến vài phút

Ảnh hưởng của tình trạng ê buốt răng

Tình trạng răng ê buốt có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống hàng ngày:
• Ảnh hưởng tới khẩu vị và thói quen ăn uống, gây khó chịu khi ăn uống, đặc biệt khi ăn các thức ăn nóng, lạnh, chua, hoặc ngọt.
• Cản trở cuộc sống: ê buốt có thể khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp hoặc tránh tham gia các hoạt động xã hội. Tình trạng này còn khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, và khó chịu với những người xung quanh.
• Tác động đến sức khỏe răng miệng: tăng nguy cơ sâu răng và mòn men răng, tổn thương nướu có thể gây viêm nướu, viêm nha chu thậm chí tụt lợi, mất răng.
• Ảnh hưởng tới việc chăm sóc răng miệng: ê buốt có thể khiến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám phát triển.

Ê buốt răng uống thuốc gì? 

Với các tình trạng ê buốt nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc để điều trị triệu chứng và nguyên nhân cụ thể.
 
Thuốc giảm đau
 
Các thuốc giảm đau được dùng để giúp giảm cảm giác đau buốt, khó chịu tạm thời, đảm bảo việc sinh hoạt và công việc của người bệnh. Thường sử dụng nhất là paracetamol, đau do viêm nướu, viêm nha chu có thể cải thiện bằng thuốc kháng viên non steroid.
 
Gel giảm đau tại chỗ (Lidocaine)
 
Các loại gel hoặc thuốc mỡ chứa lidocaine có tác dụng gây tê tại chỗ, giúp giảm cảm giác ê buốt nhanh chóng.
 
Thuốc súc miệng 
 
Các dung dịch súc miệng có chứa fluoride hoặc Chlorhexidine có tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm, bảo vệ nướu và cải thiện tình trạng ê buốt răng. 
 
Thuốc điều trị nguyên nhân
 
Ê buốt do nhiễm trùng cần được điều trị với kháng sinh thích hợp. Trong khi ê buốt do tẩy trắng hay trám răng, có thể được khắc phục bằng cách sử dụng fluoride trị liệu trực tiếp lên răng.

Các biện pháp cải thiện ê buốt răng không dùng thuốc

Để giảm thiểu tình trạng răng ê buốt, bạn có thể áp dụng một số các biện pháp không dùng thuốc khác như:
 
Sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm
 
Những loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm sẽ giúp làm giảm độ nhạy cảm của răng và bảo vệ men răng.
Chúng thường có chứa các thành phần giúp làm tắc các ống ngà và giảm sự kích thích các dây thần kinh trong răng.
 

Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm giúp giảm ê buốt răng
 
Điều trị tại nha khoa
 
Nếu tình trạng ê buốt nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và can thiệp điều trị bởi nha sĩ. Các phương pháp điều trị chính là:
• Khôi phục men răng: Dùng fluoride hoặc các chất liệu khác để bôi lên răng và giúp làm giảm sự nhạy cảm.
• Trám răng: Trám răng nếu răng bị sâu hoặc nứt.
• Bọc răng sứ: Đối với các răng bị tổn thương nặng, bọc răng sứ có thể giúp bảo vệ răng và giảm ê buốt.
 
Biện pháp giảm đau tạm thời 
 
Trong khi chờ đến nha khoa, bạn có thể dùng các biện pháp giảm tình trạng đau buốt bằng các biện pháp không dùng thuốc khác như: 
• Súc miệng bằng nước muối ấm.
• Chườm đá vào má bên răng bị ê buốt.
• Tránh các thức ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng hoặc quá chua.
 
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách
 
Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm có kích thước phù hợp, đánh răng với lực vừa phải, tránh chải răng quá mạnh. 
Kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng tối ưu.
Khám răng miệng ít nhất 6 tháng một lần: Việc đi khám nha sĩ định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay các bệnh lý khác.
Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm trắng răng quá thường xuyên: Một số sản phẩm làm trắng có thể gây mòn men răng và làm tăng sự nhạy cảm của răng.
 
Thay đổi lối sống 
 
Tránh thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây hôi miệng mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và ung thư miệng.
Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ uống có đường: Đồ ngọt và thức uống có đường là nguồn thức ăn lý tưởng cho vi khuẩn gây sâu răng.
Ăn nhiều thực phẩm tốt cho răng miệng: Các thực phẩm như trái cây, rau củ, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm giàu canxi giúp bảo vệ men răng và cung cấp dưỡng chất cho răng.
Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp làm sạch miệng và giúp duy trì môi trường miệng khỏe mạnh, ngăn ngừa khô miệng và hôi miệng.
Nước ngậm răng miệng và Xịt răng miệng từ thảo dược - Bảo vệ và giảm ê buốt răng
Với các thành phần thảo dược tự nhiên có khả năng kháng viêm, giảm đau, Nước ngậm răng miệng hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
Xịt răng miệng với thiết kế vòi xịt dễ dàng đưa sâu vào bên trong khoang miệng mà không gây khó chịu. Chỉ với lực ấn nhỏ, dễ dàng đưa dung dịch dưới dạng phun sương trực tiếp tới vị trí tổn thương, bao gồm cả các vị trí khó tiếp xúc, hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, sưng tấy và làm dịu tổn thương nướu.
Nước ngậm răng miệng và Xịt răng miệng chiết xuất từ thảo dược là bộ đôi giải pháp an toàn, hiệu quả và lành tính cho các vấn đề răng miệng. Không chỉ hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa các bệnh nha khoa mà sử dụng mỗi ngày còn mang lại hơi thở thơm mát và tự tin hơn. 
Bộ đôi sản phẩm này có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, nếu đang có tình trạng ê buốt răng bạn có thể tham khảo lựa chọn.
 

Nước ngậm Răng Miệng Nhất Nhất

Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng. Bệnh nặng có thể ngậm nhiều lần hơn
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 -10 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (cứ 15 - 20 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
Mỗi đợt sử dụng từ 5 – 7 ngày, đối với nhiệt miệng, 3-4 tuần đối với bệnh răng lợi. Có thể dùng nhiều đợt hoặc thường xuyên.
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính).  Fax: (0272) 3.817.337

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //