Đừng bỏ qua đau vai trái – dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
Đau vai trái là tình trạng nhiều người gặp phải. Cùng tìm hiểu đâu là nguyên nhân dẫn tới đau mỏi vai trái và các phương pháp điều trị phù hợp.
Đau vai trái có thể xuất phát từ nhiều bệnh khác nhau
Tổng quan về đau vai trái
Vai có phạm vi chuyển động rộng và khá linh hoạt. Bả vai hay xương bả vai có hình tam giác và ở trên lưng của bạn. Xương bả vai sẽ nhô ra ngoài và rõ ràng hơn khi bạn di chuyển một cánh tay về phía lưng.
Khi vai trái bị đau thì sẽ cản trở khả năng cử động tự do của bạn và gây ra nhiều đau đớn và khó chịu. Thường khi vai bị đau vấn đề thường xuất phát từ các khớp vai, cơ, dây chằng hoặc gân xung quanh vai của bạn. Tuy nhiên đôi khi đau vai trái có thể xuất phát từ tim có vấn đề.
Triệu chứng khi bị đau mỏi vai trái bao gồm một số kiểu đau khác nhau:
- Đau nhói dưới xương bả vai bên trái của bạn.
- Đau âm ỉ ở vai của bạn
- Đau từ cổ lan đến bả vai hoặc ngược lại.
- Đau nhói, bỏng rát, ngứa ran hoặc thậm chí có cảm giác như “điện giật” ở vai của bạn.
Đau vai có thể xuất hiện liên tục, có nghĩa là vai của bạn sẽ bị đau ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc không sử dụng tới cánh tay hoặc vai của mình. Tuy nhiên, đau vai cũng có thể biến mất mà không cần điều trị.
Nhận biết các nguyên nhân dẫn đến đau vai trái
Vấn đề về cơ bả vai
Căng cơ có thể dẫn tới đau bả vai bên trái
Nguyên nhân phổ biến nhất của đau vai ở phần xương bả vai là do căng cơ. Đây là do việc cánh tay và phần thân trên hoạt động quá nặng trong khoảng thời gian ngắn.
Đau xương bả vai có thể kèm theo đau các nhóm cơ khác. Trong đó bao gồm vai và lưng nhưng bạn có thể chỉ cảm nhận được cơn đau ở vùng xương bả vai của mình.
Căng cơ phần vai cũng có khả năng xảy ra nếu bạn:
- Bắt đầu chương trình luyện tập thể thao mới.
- Nâng tạ hoặc vật nặng mà bạn chưa từng làm.
- Ngủ trên giường có kết cấu khác bình thường.
Cơn đau vai kéo dài có thể liên quan đến tình trạng cơ xương khớp mãn tính. Một số tình trạng thường gặp như đau cơ xơ hóa hoặc hội chứng đau cơ.
Vấn đề xương khớp
Bệnh viêm xương khớp có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai
Một số bệnh xương khớp có thể gây ra cơn đau vai gồm:
- Loãng xương: bệnh có thể ảnh hưởng đến bả vai, vai hoặc cổ. Người bị loãng xương đều có thể dẫn tới cơn đau xương bả vai.
- Viêm khớp: viêm xương khớp gây ra cơn đau ở vùng cổ vai gáy.
- Chèn ép dây thần kinh: Áp lực lên dây thần kinh ở cổ do đĩa đệm bị xẹp hoặc lệch hoặc hẹp ống cột sống có thể gây đau bả vai.
Bệnh đĩa đệm có thể gây đau cổ hoặc tê và ngứa ran ở cánh tay và bàn tay.
Đôi khi, cơn đau vai do bệnh đĩa đệm có thể giúp bác sĩ xác định được dây thần kinh nào bị nén để tiến hành phẫu thuật.
Tình trạng gãy xương bả vai không phổ biến. Xương bay được coi là loại xương khó gãy nhất. Tuy nhiên, người bị gãy xương vai thường do ngã hoặc tai nạn ô tô đi quá nhanh.
Bệnh tim
Đau vai trái cũng được xem như một triệu chứng của bệnh tim. Một số vấn đề ở tim có thể dẫn tới cơn đau vai trái gồm:
- Đau tim: Một phần của quả tim bị chết do thiếu máu và oxy.
- Bóc tách động mạch chủ: có vết rách ở thành động mạch.
- Viêm màng ngoài tim: bị viêm màng trong của tim.
Đau tim và bóc tách động mạch chủ thường cần phải cấp cứu khẩn cấp.
Vì thế bất cứ khi nào bạn bị đau xương bả vai trái kèm đau ngực thì cần đến khám bác sĩ ngay lập tức. Bởi đây có thể là triệu chứng bệnh tim khá nguy hiểm.
Bệnh phổi
Một số người bị ung thư phổi bị đau vai hoặc đau xương bả vai.
Một số loại khối u phổi được gọi là khối u pancoast phát triển trên đỉnh phổi. Gặp phải u này có thể gây đau ở vai, bả vai và cánh tay.
Một số bệnh phổi có thể gây ra đau xương bả vai gồm:
- Thuyên tắc phổi: Do cục máu đông ở các chi vỡ ra và di chuyển đến phổi.
- Tràn khí màng phổi: gây xẹp phổi
Những tình trạng về bệnh phổi này đe dọa đến tính mạng này
Phương pháp chẩn đoán khi bị đau vai trái
Bác sĩ cần thăm khám và thực hiện các bài kiểm tra hình ảnh để biết được nguyên nhân gây đau vai
Để điều trị người bệnh đau vai trái bác sĩ cần tìm ra đâu chính xác là nguyên nhân gây ra cơn đau để có cách tốt nhất điều trị.
Nếu bạn bị đau vai lâu hơn vài ngày mà không rõ do đâu hãy đi khám. Bởi đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm khi cơn đau tăng nặng hơn và kèm theo các triệu chứng khác như khó thở. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về một số vấn đề:
- Nơi bạn cảm thấy đau.
- Bạn đã bị đau vai trong bao lâu và có khi nào ngừng đau không.
- Tiền sử sức khỏe của bạn, bao gồm bất kỳ bệnh lý nào hiện đang mắc như huyết áp cao.
- Bất kỳ tai nạn hoặc chấn thương nào cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chứng đau vai của bạn.
- Bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm để kiểm tra bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào.
Siêu âm sẽ giúp bác sĩ quan sát cơ vai, khớp và cơ của bạn để phát hiện bất kỳ vấn đề nào như rách cơ.
Chụp X – quang cho thấy các vấn đề về xương.
Chụp MRI có thể giúp cho bạn biết được các vấn đề về cơ, gân, dây chằng và các mô khác trong cơ thể.
Chụp CT cũng giúp thấy được các vấn đề với xương và một số gân.
Xét nghiệm máu hoặc một số xét nghiệm khác sẽ có hiệu quả nếu như bác sĩ nghi ngờ cơn đau vai là do một vấn đề sức khỏe khác gây ra.
Việc điều trị đau vai trái sẽ phụ thuộc vào kết quả chấn đoán của bác sĩ. Có thể bạn chỉ cần chăm sóc tại nhà nếu bị căng cơ nhưng lại có thể cần phải phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị nếu bị xác định là ung thư.
Vì đau vai có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh khá nghiêm trọng và thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Nên bạn cần đi khám khi xuất hiện triệu chứng đau kéo dài hơn 3 ngày.
Trị đau vai trái do viêm xương khớp bằng thuốc xương khớp Đông y
Nếu đau vai trái xuất phát từ bệnh viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp thì có thể sử dụng bài thuốc Đông y để điều trị bệnh. Tiêu biểu là bài thuốc chữa bệnh xương khớp bí truyền có công dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp. Bài thuốc bí truyền có hiệu quả thực sự này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO thành thuốc xương khớp Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng, an toàn.
Thuốc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị đau vai trái và các bệnh lý xương khớp khác có thể tham khảo sử dụng để điều trị cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT• Viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp? • Thoái hóa khớp? • Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống cổ? • Thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống lưng? Đã có Xương Khớp Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |