Đối tượng phát tán clip nhạy cảm của Văn Mai Hương bị xử thế nào?
Cộng đồng mạng hiện đang xôn xao việc phát tán clip nhạy cảm của nữ ca sĩ Văn Mai Hương. Nhiều người đặt câu hỏi hành vi xâm phạm đời tư của nữ ca sĩ sẽ bị xử thế nào?.
Mới đây, trên mạng xôn xao đoạn loạt clip được cho là cắt từ camera ghi lại hình ảnh tại nhà của Văn Mai Hương. Trong clip, Văn Mai Hương thoải mái thay đồ, gần như khỏa thân toàn bộ mà không hề biết rằng camera đã bị tấn công và những hình ảnh nhạy cảm đều lọt ra ngoài.
Nữ ca sĩ bị phát tán clip nhạy cảm. Ảnh Thanh niên
Theo thời gian trích xuất video được ghi trên clip thì những đoạn clip này được quay vào năm 2015 nhưng không hiểu vì lý do gì thời điểm này bất ngờ bị tung ra. Được biết, có toàn bộ 5 đoạn clip ghi lại cảnh sinh hoạt trong nhà của Văn Mai Hương.
Có khả năng rằng những đoạn camera này đã bị kẻ xấu xâm nhập vào hệ thống bảo mật và trích xuất mà nữ ca sĩ không hay biết. Ngay sau khi những đoạn clip xuất hiện, cư dân mạng đã chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Nhiều người cũng bày tỏ sự phẫn nộ với những kẻ xấu, xâm nhập camera và chia sẻ những hình ảnh nhạy cảm về Văn Mai Hương. Nhiều người đặt câu hỏi đối tượng có hành vi phát tán hình ảnh nữ ca sĩ sẽ đối mặt với bản án nào?
Trao đổi với PV Đời sống Plus, Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp cho biết, hHưành vi sử dụng hình ảnh nhạy cảm, ành nóng hoặc video nóng để uy hiếp tinh thần người khác nhằm bất kỳ mục đích gì cũng vi phạm pháp luật và có thể bị khởi tố trách nhiệm hình sự về hành vi này.
Trong trường hợp này, có thể xác định có kẻ xấu cố ý truy cập dữ liệu và phát tán hình ảnh mà không được sự cho phép của người bị hại. Nếu tìm ra kẻ chủ mưu thì đối tượng này sẽ bị truy tố hình sự. Đối tượng đã xâm phạm quyền riêng tư, xúc phạm danh dự của người khác; đồng tời phát tán hình ảnh đồi trụy trên mạng xã hội.
Theo quy định, tùy theo tính chất mức độ, hành vi, và đánh giá mức độ thiệt hại, đối tượng này có thể bị xử phạt, có thể lên đến 8 năm tù. Thậm chí có thể cao hơn nếu gây thiệt hại lớn cho nạn nhân.
Tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.
“Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Hành vi phát tán hình ảnh của người nổi tiếng ở đây là ca sĩ Văn Mai Hương gây thiệt hại nghiêm trọng đến hình ảnh cũng như danh dự nhân phẩm của nữ ca sĩ có thể bị truy tố hình sự.
Theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP, việc đăng tải clip nhạy cảm lên mạng xã hội có nội dung trái đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc thì bị phạt tiền đến 50 triệu đồng.
“Điều 66. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung cờ bạc, lô đề hoặc phục vụ chơi cờ bạc, lô đề; dâm ô đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.”
Ngoài ra, hành vi đăng tải clip nhạy cảm của người khác lên mạng xã hội còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”