Đau xương cụt có nguy hiểm không?
Dược sĩ Dược phẩm Nhất Nhất trả lời thắc mắc của người bệnh đau xương cụt có nguy hiểm không và hướng dẫn liệu pháp điều trị hiệu quả.
Câu hỏi: "Tôi 40 tuổi đã sinh 2 con, từ sau khi sinh bé thứ 2 cách đây 4 năm tôi hay bị đau khi ngồi, đau ở phần mông có khi lan hết vùng hông và xuống 2 chân khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc. Tôi đọc các thông tin trên mạng thấy các triệu chứng của mình giống với đau xương cụt. Cho tôi hỏi đau xương cụt có nguy hiểm không và có cách nào điều trị bệnh? Xin cảm ơn."
Dược sĩ Dược phẩm Nhất Nhất trả lời:
Để trả lời câu hỏi xương cụt có nguy hiểm không, trước hết chị cần hiểu rõ về tình trạng bệnh và những lời khuyên trong việc điều trị bệnh đau xương cụt.
Đặc điểm xương cụt và tình trạng đau xương cụt
Xương cụt là xương thuộc cột sống và nằm ở phần cuối cùng. Đoạn xương này gồm 5 đốt sống với hình tam giác và nối xương hông. Xương cụt có tác dụng cân bằng khi bạn ngồi đồng thời cố định gân, cơ, dây chằng ở xung quanh.
Đau xương cụt thường có các biểu hiện như: đau nhức hoặc nhói ở mông hoặc hông, đau lan xuống háng, hai chân và đầu gối, thậm chí có thể đau lan tới mắt cá. Cảm giác đau ở một chỗ sau đó lan rộng ra xung quanh. Bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới vì xương cùng cụt của nữ giới ngắn và rộng hơn nam giới.
Nguyên nhân gây đau xương cụt
1. Nguyên nhân thông thường
2. Nguyên nhân sinh lý
- Trong chu kỳ kinh nguyệt do khoang chậu sung huyết, tử cung xuất huyết… khiến thần kinh khoang chậu bị phù hoặc gây ra phản xạ dẫn đến xương vùng lưng đau mỏi. Phụ nữ cao tuổi do dây chằng nối với tử cung bị giãn ra, tử cung hạ thấp xuống cũng khiến xương cụt và vùng thắt lưng bị đau.
- Phụ nữ khi mang thai, trọng tâm cơ thể dồn về phía sau làm thay đổi kết cấu của các khớp nhỏ ở đốt sống lưng khiến các cơ, màng gân và dây chằng ở phần thắt lưng ở vào trạng thái căng thẳng trong một thời gian dài hình thành nên những tổn thương mạn tính. Khi mang thai, các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị dịch lên phía trên. Sau khi sinh con, chúng đột nhiên hạ xuống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra đau xương cụt và vùng thắt lưng.
- Khả năng giãn nở của cơ, màng gân và đốt sống lưng ở nữ mạnh hơn nam giới rất nhiều. Bên cạnh đó, khả năng thích nghi với các vận động mạnh kém, dễ bị tổn thương dẫn tới đau buốt vùng thắt lưng.
3. Nguyên nhân bệnh lý
- Ngoài ra có thể là do các căn bệnh nội khoa, bệnh xương khớp (viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp) hoặc những tổn thương từ bên ngoài như: bị ngã đập mông xuống đất hoặc va đập vào thành, góc các đồ vật, dụng cụ… cũng gây nên đau xương cụt.
- Các khối u do u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, khối u buồng trứng… Khi khối u chèn lên dây thần kinh hoặc tế bào ung thư xâm nhập vào tổ chức liên kết của khoang chậu sẽ dẫn tới đau xương cụt.
- Các bệnh về hệ thống bài tiết: Phụ nữ thường rất dễ bị mắc các bệnh viêm nhiễm hệ thống bài tiết nước tiểu như: viêm thận mạn, cấp tính, viêm đường tiết niệu… Ngoài ra bị sỏi kết hạch hay có khối u trong hệ thống bài tiết cũng có thể gây ra bệnh.
4. Các nguyên nhân khác
- Vòng tránh thai bất thường: Có một số phụ nữ đau xương cụt là do vòng tránh thai bất thường gây ra như: kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp với buồng tử cung, độ đàn hồi của vòng tránh thai quá lớn hoặc vị trí của vòng tránh thai bị lệch…
- Vị trí tử cung bất thường: Trong trường hợp bình thường, tử cung của người phụ nữ thường hơi ngả về phía trước. Khi tử cung quá ngả về trước hoặc ngả về sau do tử cung và các tổ chức xung quanh bị viêm dính vào nhau sẽ khiến xương cụt bị đau. Thường xảy ra ở những người quá bận rộn, sinh nhiều hoặc từng làm phẫu thuật tử cung. Tử cung bị sệ xuống, thoát ra ngoài hoặc dính chặt bên trên có thể kéo giãn dây chằng, gây ra đau thắt lưng.
Đau xương cụt có nguy hiểm không?
Việc chẩn đoán và điều trị từ sớm là hữu hiệu nhất để giải quyết các bệnh về xương khớp.
Biện pháp điều trị đau xương cụt
1. Điều trị tại nhà
- Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi quá lâu và tránh thay đổi tư thế đột ngột.
- Sử dụng đệm được thiết kế đặc biệt dành cho xương cụt, giúp giảm áp lực lên xương sống khi ngồi.
- Mặc quần áo thoải mái, tránh quần áo bó hoặc quần dài có thể gây áp lực lên xương sống.
- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp duy trì sự dẻo dai của xương khớp.
- Sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau bộc phát.
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn nếu thấy đau tăng lên.
2. Vật lý trị liệu
- Nhiệt trị liệu
- Điện trị liệu
- Đèn chiếu hồng ngoại
- Châm cứu
- Bấm huyệt….
- Ngoài ra các bác sĩ sẽ hướng dẫn những bài tập luyện tác dụng tới khung xương chậu để giảm cảm giác đau xương cụt gây ra.
Thực hiện vật lý trị liệu cần đảm bảo an toàn và đúng với nguyên tắc trị liệu. Tránh việc lạm dụng và sử dụng sai phương pháp sẽ khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.
3. Thuốc Tây điều trị đau xương cụt
- Các loại thuốc giảm đau có thể sử dụng: Thuốc giảm đau chống viêm (NSAIDs) như ibuprofen, paracetamol đối với trường hợp đau nhẹ đến trung bình.
- Thuốc giảm đau thần kinh ở mức độ nhẹ đến trung bình: Neurotin, Codein…
- Nếu cơn đau trầm trọng hơn, có thể sử dụng giảm đau liều mạnh như tramadol. Tuy nhiên tramadol có thể gây ra tác dụng phụ như táo bón, đau đầu, chóng mặt.
- Thuốc giãn cơ dùng trong trường hợp có hiện tượng co cứng các cơ quan xung quanh vùng chậu như Mydocalm, Myonal…
4. Phẫu thuật
Phương pháp này khá tốn kém và cần nhiều thời gian để bình phục. Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật như mất nhiều máu, nhiễm trùng vết mổ… Vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra phương án hiệu quả nhất.
5. Điều trị đau xương cụt bằng thuốc xương khớp Đông y thế hệ 2
Xương Khớp Nhất Nhất sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689. GPQC: 192/2017/XNQC-QLD |