Đau đầu uống thuốc giảm đau không khỏi, mãi không đỡ là do đâu?

18-10-2023 06:41:32

Bị đau đầu nhưng uống thuốc không khỏi, mãi không đỡ là tình trạng sau khi uống thuốc, triệu chứng không được giảm hoặc giảm rất ít, thậm chí cơn đau dữ dội hơn, đọc ngay bài sau!

I - Lý do đau đầu uống thuốc không khỏi?

Một nguyên nhân phổ biến khi gặp tình trạng đau đầu không khỏi sau khi uống thuốc là do hiện tượng nhờn thuốc. Đây là trạng thái mà cơ thể đã quá quen với một loại thuốc sau khoảng thời gian dài sử dụng.

Khi điều này xảy ra, thuốc không còn có hiệu quả như lúc đầu, khiến tình trạng không được giảm đi hoặc không được giảm một cách đáng kể. Thậm chí có nhiều trường hợp còn gây đau đầu hơn (được gọi là đau đầu hồi ứng, đau đầu do lạm dụng thuốc).

Cụ thể, khi bị đau đầu, thường xuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn, có chứa thành phần chính là paracetamol (như panadol). Khi người bệnh sử dụng thường xuyên những loại thuốc này trong thời gian dài, dần phải tăng liều lượng thuốc mới thấy hiệu quả rồi cuối cùng là gây ra hiện tượng nhờn thuốc.

Bên cạnh đó, tình trạng đau đầu uống thuốc không đỡ còn do từ các yếu tố khác như:

  • Do chứng đau nửa đầu mạn tính: Là một loại đau đầu xuất hiện đều đặn và kéo dài trong thời gian dài, có thể từ vài giờ đến vài ngày.
  • Do chấn thương vùng đầu: Khi một vùng nào đó trên đầu bị chấn thương, như va đập, giật mạnh, hay tổn thương do tai nạn, có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu.
  • Do chứng đau đầu do căng thẳng: Với cơn đau đầu do căng thẳng, người bệnh thường trải qua mức độ đau từ nhẹ đến trung bình, với cơn đau âm ỉ và cảm giác chèn ép ở cả hai bên đầu, thường xuất hiện trong thời gian ngắn.
  • Bệnh đau đầu cụm: Là một loại đau đầu thường xảy ra ở đối tượng nam trung niên, nhất là ở những người hay hút thuốc lá. Đau đầu cụm được xem là một tình trạng nguy hiểm với cơn đau dữ dội chỉ ở một bên đầu, tập trung phía trong, sau hoặc xung quanh mắt, thường kéo dài từ 15 phút đến 3 giờ, kèm theo các triệu chứng khác như sưng mắt, chảy nước mắt, sụp mí, nghẹt mũi, chảy nước mũi tại vùng đầu bị đau.
  • Do các tác nhân từ môi trường: Như phải làm việc trong một nơi nhiều tiếng ồn; môi trường ô nhiễm chứa nhiều khói, bụi, hóa chất; thường xuyên phải tiếp xúc với ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng nhấp nháy từ màn hình máy tính, điện thoại di động... Vì những tác nhân này xuất hiện mỗi ngày, liên tục, nên việc người bệnh uống thuốc giảm đau sẽ chỉ tác dụng trong thời gian ngắn rồi lại bị tái lại.

II - Những bệnh lý tiềm ẩn khi đau đầu uống thuốc không đỡ

Tình trạng đau đầu nhưng uống thuốc không khỏi còn cảnh báo một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, đó là bệnh dị dạng mạch máu não. Đây là một tình trạng bất thường của hệ thống mạch máu trong não. Đây là một dạng tăng quá mức và không đúng của các mạch máu trong não, gây ra sự kết nối không bình thường giữa các động mạch và tĩnh mạch.

Nếu người bệnh bị đau đầu kèm tình trạng uống thuốc giảm đau nhưng không đỡ đi kèm với các dấu hiệu khác như:

  • Động kinh, co giật.
  • Tê liệt: Có thể xảy ra tê liệt hoặc suy giảm cảm giác ở một phần cơ thể.
  • Rối loạn ngôn ngữ.
  • Mất thính lực hoặc thị lực.
  • Méo miệng.

Thì rất có thể, người bệnh bị dị dạng mạch máu não. Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng khôn lường xảy ra như đột quỵ, xuất huyết não.

III - Bị đau đầu mãi không khỏi, uống thuốc không đỡ phải làm sao?

1. Cách giảm đau đầu không cần dùng thuốc

- Xông lá

Các tinh dầu trong những loại lá khi xông sẽ phần nào giúp người bệnh giảm được tình trạng đau đầu.

Cách thực hiện: Người bệnh sử dụng các loại lá thông dụng như lá chanh, lá bưởi, lá sả… Tất cả đem rửa sạch, cho nước ngập rồi đun khoảng 15 phút. Khi nồi đã sôi, tắt bếp, bắc nồi xuống rồi tiến hành xông bằng cách trùm kín người bằng một cái chăn rồi từ từ mở vung, xông trong khoảng thời gian từ khi nồi sôi đến khi hơi nóng trong nồi bay hết.

- Tắm và ngâm chân nước nóng

Khi đau đầu do thời tiết hoặc do bệnh xoang, việc tắm trong nước ấm dưới vòi sen hoặc trong bồn nước ấm sẽ giúp người bệnh thư giãn, kích thích tuần hoàn máu, từ đó làm dịu cơn đau. Ngoài ra, nếu đau đầu do căng thẳng hoặc tăng huyết áp, người bệnh hãy chuẩn bị một chậu nước ấm và ngâm tay chân trong đó khoảng 10 phút để giảm đau và hạ huyết áp hiệu quả.

- Thiền định

Đây là một phương pháp thực hành tập trung vào hơi thở, giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn, từ đó kiểm soát cơn đau đầu hiệu quả.

- Liệu pháp hành vi - nhận thức

Đây là một liệu pháp tâm lý giúp người bệnh giải tỏa stress, căng thẳng bằng các cách như thư giãn cơ bắp, hít thở…, từ đó cải thiện tình trạng đau đầu.

- Phản hồi sinh học

Đây là một kỹ thuật không xâm lấn, không dùng thuốc. Phản hồi sinh học giúp giảm đau đầu bằng cách giúp người bệnh kiểm soát những chức năng sinh lý học của bản thân.

- Châm cứu

Châm cứu giúp cải thiện tình trạng đau đầu, đặc biệt là đau đầu mạn tính nhờ kích thích hệ tuần hoàn bằng việc châm kim vào những huyệt đạo trên cơ thể.

- Biện pháp khác

Các biện pháp khác cũng thường được nhiều người bệnh áp dụng như uống trà gừng, bấm huyệt, xoa bóp, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong khoảng thời gian dài…

2. Dùng thuốc điều trị theo từng thể đau đầu

Thay vì tự ý sử dụng thuốc giảm đau, người nên nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán cũng như sử dụng thuốc điều trị cho từng chứng đau đầu cụ thể theo chỉ định của bác sĩ:

- Thuốc trị đau nửa đầu

Trong trường hợp cơn đau nhẹ và giai đoạn sớm, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau chung như paracetamol hoặc các loại thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, naproxen, aspirin.

Đối với cơn đau nặng hơn, người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc đặc hiệu như ergotamine tartrate, dihydroergotamine để làm co mạch và ngăn chặn mất trương lực động mạch. Hoặc thuốc nhóm triptan để điều chỉnh tính co giãn của mạch máu não và giảm cơn đau đầu.

Ngoài ra, để phòng ngừa cơn đau nửa đầu, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc dự phòng như thuốc chẹn beta (propranolol, nadolol, atenolol), thuốc chống trầm cảm (amitriptyline) và thuốc chống co giật (topiramate, valproate) theo chỉ định của bác sĩ.

- Thuốc trị đau đau đầu căng cơ (đau đầu do căng thẳng)

Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen hoặc aspirin. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc chống trầm cảm như amitriptyline nhằm hạn chế bệnh tái phát.

- Thuốc trị đau đầu cụm

Hiện chưa có phương pháp điều trị đau đầu từng cụm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Các loại thuốc được chỉ định chỉ dừng lại ở việc giúp giảm đau, giảm thời gian đau và phần nào hạn chế cơn đau tái phát, bao gồm:

  • Thuốc trị giảm đau cấp tính: Triptans (như sumatriptan, zolmitriptan), lidocaine (dạng xịt mũi), dihydroergotamine.
  • Sử dụng liệu pháp hít thở khí oxy lưu lượng cao để ngăn chặn cơn đau.
  • Giảm thời gian đau và giảm mức độ đau: Thuốc corticosteroid, verapamil, lithium... Khi cụm đau đầu kết thúc, liều thuốc nên được giảm dần từ từ.

- Trị đau đầu theo Đông y

Đông y nếu chọn được phương thức, sản phẩm thực sự tốt có thể đem lại hiệu quả thực sự nhờ tác động tới đúng căn nguyên gây bệnh.

Theo nghiên cứu, hầu hết các trường hợp đau đầu (trừ các trường hợp đã được xác định rõ nguyên nhân như bị chấn thương, bị viêm xoang…) đều do tình trạng thiếu máu lên não, khiến não không được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu.

Trong các trường hợp này, người bệnh bị đau đầu cho dù uống nhiều loại thuốc cũng khó có hiệu quả như mong muốn vì trị không đúng vào nguyên nhân thực sự.

Đông y trị đau đầu nhờ cơ chế giúp bổ huyết, hoạt huyết, bổ sung dưỡng chất vào máu, tăng cường mạnh mẽ lưu thông máu lên não. Từ đó, tình trạng đau đầu được khắc phục hiệu quả, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát. Đặc biệt, Đông y an toàn, không gây ra tác dụng phụ, không gây ra tình trạng nhờn thuốc.

Tuy nhiên, thị trường Đông y hiện nay tràn lan những sản phẩm chất lượng không đảm bảo, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chỉ có sản phẩm trị đau đầu đạt chuẩn Đông Y Thế Hệ 2, được bào chế theo “quốc bảo” y học cung đình Ngự Y Mật Phương, được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP - WHO mới đem lại hiệu quả thực sự, giúp khắc phục triệt để chứng đau đầu, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát chỉ sau duy nhất một đợt sử dụng khoảng 3 tháng.

IV - Làm sao để phòng tránh tình trạng đau đầu uống thuốc không đỡ?

1. Tuyệt đối tránh lạm dụng thuốc giảm đau

Để khắc phục tình trạng nhờn thuốc, gây ra đau đầu uống thuốc không đỡ, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem xét việc điều chỉnh liều lượng, thay đổi loại thuốc hoặc tìm phương pháp điều trị khác. Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng một loại thuốc khác để giảm đau đầu một cách hiệu quả và ngăn chặn hiện tượng nhờn thuốc xảy ra. Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để có thể sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả.

2. Tránh các chất kích thích

Các chất kích thích như caffeine thường có trong cà phê, trà, nước ngọt có ga… hoặc nicotin có trong thuốc lá có thể khiến hệ thống thần kinh bị kích thích, gây ra mất cân bằng trong mạch máu, làm tăng căng thẳng và co thắt mạch máu, từ đó gây ra tình trạng đau đầu. Chính vì vậy, người bệnh nên tránh sử dụng các loại chất kích thích này.

3. Loại bỏ tác nhân gây đau đầu

Loại bỏ tác nhân gây đau đầu có thể là một giải pháp giúp hạn chế và phòng ngừa tình trạng đau đầu. Một số tác nhân gây đau đầu phổ biến có thể bao gồm chế độ ăn uống, môi trường làm việc, bị stress và căng thẳng kéo dài, mất ngủ, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể…

4. Điều chỉnh lối sống khoa học

Một số thói quen và lối sống không lành mạnh có thể là tác nhân gây ra tình trạng đau đầu. Chính vì vậy, người bệnh hãy xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các chất kích, ngủ đủ giấc, tìm cách giải tỏa căng thẳng và giảm stress trong cuộc sống hàng ngày bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, tham gia vào các hoạt động thể thao, rèn luyện thể chất.

5. Thể thao tăng cường sức khỏe

Thể thao và hoạt động thể chất có tác động tích cực đến sức khỏe và cũng có thể giúp hạn chế tình trạng đau đầu, có khả năng giảm căng thẳng và stress, tăng cường lưu thông máu và cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ thể, bao gồm cả não. Đặc biệt, thể thao giúp tăng cường sức khỏe toàn diện. Khi cơ thể khỏe mạnh và cường độ vận động được duy trì, khả năng chống đề kháng bệnh tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đau đầu.

6. Điều trị từ bệnh lý

Điều trị từ bệnh lý là một phương pháp quan trọng để giảm tình trạng đau đầu. Nếu bạn gặp triệu chứng đau đầu liên tục và nghiêm trọng, hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và được chẩn đoán đúng chính xác bệnh lý, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Có thể thấy, khi đau đầu mà uống thuốc không đỡ, người bệnh cần tránh sử dụng thuốc một cách vô tội vạ và tìm ra đúng căn nguyên gây đau đầu là cách tốt nhất để đạt được giải pháp tối ưu. Đồng thời, tạo lối sống lành mạnh, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục đều cũng có thể giúp phòng ngừa và cải thiện chứng đau đầu. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau đầu liên tục và nghiêm trọng, người bệnh cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị chính xác.

DS. Khánh Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //