Đau đầu mất ngủ lâu ngày cảnh báo điều gì nguy hiểm?

09-02-2022 10:51:10

Đau đầu mất ngủ là tình trạng thường gặp và thường bị bỏ qua do chủ quan. Liệu đau đầu mất ngủ có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào hay không?

Đau đầu mất ngủ lâu ngày ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống

Thế nào là đau đầu mất ngủ?

Đau đầu mất ngủ là hiện tượng người bệnh cảm thấy có những cơn đau nhức ở một bên đầu hoặc cả đầu khiến giấc ngủ bị gián đoạn, chập chờn. Người bệnh ngủ không sâu giấc, mệt mỏi khi thức dậy.

Đau đầu mất ngủ có thể chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng cũng dễ kéo dài đến hàng tuần, tháng, hay thậm chí cả năm.

Đau đầu mất ngủ có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, bạn không nên chủ quan, nếu thấy tình trạng kéo dài hơn 2 tuần hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám chính xác về nguyên nhân gây đau đầu và tình trạng đau đầu, mất ngủ, từ đó tư vấn điều trị hiệu quả nhất.

Đau đầu mất ngủ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nguyên nhân gây đau đầu khó ngủ

Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu mất ngủ, phổ biến nhất là:

1. Đau đầu mất ngủ do thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột như quá lạnh, quá nóng hoặc thay đổi áp suất khí quyển như trước cơn gió mùa, trước cơn bão… có thể khiến cơ thể chưa kịp thích nghi và gây ra tình trạng đau đầu khó ngủ. Ngoài ra người bệnh cũng có thể gặp các tình trạng chóng mặt, chán ăn, buồn nôn,…

2. Ô nhiễm tiếng ồn gây đau đầu mất ngủ

Tiếp xúc với tiếng động quá lớn sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, khiến người bệnh bị đau đầu và khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, không gian trong phòng ngủ không được yên tĩnh cũng là nguyên nhân gây chứng đau đầu, mất ngủ.

3. Mất cân bằng dinh dưỡng có thể gây đau đầu

Thiếu hoặc thừa chất đều có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi. Lúc này, chứng đau đầu khó ngủ, mất tập trung, giảm trí nhớ,… cũng có thể tìm đến.

4. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Một số người có thể gặp tình trạng đau đầu mất ngủ do những thói quen không tốt như: ngủ ngày, ngủ trưa quá nhiều, thức khuya, dùng thiết bị điện tử, đọc sách quá khuya, vận động quá nhiều trước khi ngủ…

5. Sử dụng thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị cũng gây đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, khó ngủ, mất ngủ. Nhiều người bệnh than phiền về tình trạng này khi sử dụng các loại thuốc dị ứng, thuốc cảm cúm, thuốc lợi tiểu…

6. Bệnh lý gây đau đầu mất ngủ

Theo các chuyên gia, nếu hiện tượng đau đầu mất ngủ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Thiểu năng tuần hoàn não (thiếu máu não): Đây là tình trạng rối loạn tuần hoàn máu não. Ở những người bệnh này, lưu lượng máu lưu thông kém gây đau đầu, mất thăng bằng, choáng váng. Đây là tình trạng thường gặp nhất ở người bệnh khi đến khám đau đầu, mất ngủ.
  • Suy nhược thần kinh: Chức năng thần kinh bị rối loạn khiến người bệnh thường xuyên gặp tình trạng đau đầu, đánh trống ngực, mất tập trung, ngủ không sâu giấc. Điều này xảy ra do họ gặp phải áp lực quá lớn.
  • U não: Những khối u ở não bộ có thể chèn ép và gây ảnh hưởng tới trung khu thần kinh, dẫn tới đau đầu, mất ngủ.
  • Rối loạn tiền đình: Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân mắc bệnh này cũng thường xuyên gặp phải tình trạng đau đầu, ù tai, khó ngủ. Đây cũng là một bệnh lý phổ biến mà nhiều người bệnh gặp phải khi đến khám đau đầu.
  • Mất ngủ kinh niên (mất ngủ kéo dài hay mất ngủ mạn tính): Người bệnh bị khó ngủ, mất ngủ kéo dài hơn 3 tháng, tái phát liên tục, kèm theo cảm thấy đau nhức vùng đầu. Mất ngủ mạn tính ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó khi đi khám đau đầu, các bác sĩ thường hỏi người bệnh có hay bị mất ngủ không để có hướng tư vấn và điều trị sao cho hiệu quả nhất.

Thiếu máu não là nguyên nhân chính gây đau đầu mất ngủ

Cải thiện các triệu chứng của thiếu máu não bằng thuốc hoạt huyết Đông y

Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân dẫn đến rối loạn tuần hoàn não từ đó kéo theo đau đầu mất ngủ do huyết hư ứ trệ, lưu lượng máu lên não giảm dẫn đến thiếu máu não triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ…

Để điều trị tình trạng này cần sử dụng bài thuốc hoạt huyết giúp lưu thông huyết mạch. Thuốc hoạt huyết tùy tác dụng yếu mạnh có thể giúp hành huyết tức là tăng cường lưu thông máu, hoặc giúp phá huyết dùng với các bệnh huyết ứ đọng, tụ huyết.

Thuốc hoạt huyết Đông y thế hệ 2 bắt nguồn từ bài thuốc hoạt huyết, phá ứ bí truyền, mang lại hiệu quả vượt trội, được chứng minh không chỉ thông qua kinh nghiệm sử dụng lâu đời trong dân gian mà còn bởi các nghiên cứu lâm sàng trên diện rộng với cỡ mẫu lớn.

Người bị thiếu máu não triệu chứng chóng mặt, đau đầu mất ngủ, mất thăng bằng, suy giảm trí nhớ có thể tham khảo sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng.

Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

HOẠT HUYẾT NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng

- Trị các chứng huyết hư, ứ trệ.

- Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi thể huyết ứ;

- Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

- Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

DS Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //