Đau đầu khi ho là dấu hiệu của bệnh gì?
Nhiều người bị đau đầu khi ho nhưng lại chủ quan bỏ qua. Do không biết đây chính là dấu hiệu quan trọng giúp xác định chính xác bệnh lý hô hấp để điều trị kịp thời.
Đau đầu khi ho là triệu chứng thường gặp và dễ bị nhầm với trạng thái nhức đầu nhẹ. Tuy nhiên, có những đặc trưng để nhận biết bệnh lý liên quan.
Đau đầu khi ho là gì?
Đau đầu khi ho là một tình trạng được kích hoạt khi ho và các loại căng thẳng - chẳng hạn như từ hắt hơi, hỉ mũi, cười, khóc, hát, cúi xuống hoặc đi tiêu.
Vì sao viêm xoang gây ho đau đầu?
Viêm xoang gây đau đầu thường là cảm giác nặng, tức vùng trán, má, thái dương (với viêm xoang trước), đau sau gáy, đau đỉnh đầu (với viêm xoang sau)… Cơn đau đầu kéo dài nhiều giờ và đau tăng lên khi ho.
Viêm xoang gây đau đầu khi ho đó là khi những xoang này bị bít tắc gây ngừng trệ lưu thông dịch, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở những xoang này. Phản ứng viêm hình thành làm cho dịch nhầy được tiết ra ngày càng nhiều hơn gây sổ mũi, chảy nước mũi. Những dịch bẩn này ứ đọng và không thoát ra bên ngoài được, nằm trì trệ trong những hốc xoang tạo áp lực lớn cho xoang. Theo phản ứng của cơ thể gây ho nhằm đẩy những dịch này ra ngoài, vô tình tăng áp lực cho vùng đầu, từ đó gây ra hiện tượng đau đầu.
Đau đầu khi ho do viêm xoang ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống
Phân biệt đau đầu khi ho do viêm xoang và các bệnh lý khác
Đau đầu không do viêm xoang thường có triệu chứng đau 1 bên đầu, trái hoặc phải, khi dùng tay chạm vào thái dương thì có cảm giác đau và bị giật liên tục, giật và đau theo nhịp của mạch máu.
Đau đầu khi ho do viêm xoang cần phân biệt với các loại bệnh lý khác
Cách điều trị đau đầu khi ho do viêm xoang
Để điều trị đau đầu do viêm xoang, cần phải điều trị căn nguyên gây ra là bệnh lý xoang mũi. Đây là bệnh lý cần được nhận biết sớm và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
- Giữ nhiệt độ trong nhà vừa phải, xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng các chất tiết.
- Trong đợt cấp viêm xoang do virus, vi khuẩn, có thể uống một đợt kháng sinh từ 10 - 14 ngày theo đơn của bác sĩ để phòng ngừa bội nhiễm. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc chống sổ mũi giúp mủ và chất nhầy thoát ra. Tuy nhiên phải cẩn thận khi dùng những thuốc này vì có thể gây hại nhiều hơn lợi khi làm khô mũi quá mức và các chất không thoát ra ngoài được.
- Kèm theo điều trị bằng thuốc, có thể rửa xoang bằng phương pháp Proetz. Nếu viêm xoang không bớt khi dùng thuốc, có thể gây tê và chọc xoang để thoát các chất ứ đọng.
- Trong trường hợp viêm xoang do vẹo vách ngăn và các biện pháp điều trị bằng thuốc không hiệu quả, có thể phải phẫu thuật ngoại khoa (mổ xoang).
Mổ viêm xoang là biện pháp điều trị ngoại khoa tốn kém
Sử dụng thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 để điều trị và phòng ngừa viêm xoang
Tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng mang lại hiệu quả cao. Thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, an toàn và lành tính khi sử dụng. Dựa theo nguyên lý trị bệnh tận gốc của Đông y, thuốc không chỉ cải thiện hiệu quả các triệu chứng của viêm xoang mà còn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc mũi xoang, từ đó giúp chống lại các tác nhân gây bệnh, nên giúp phòng ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Thuốc Xoang Nhất Nhất - Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi
- Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 86/2017/XNQC-QLD
Thông tin chi tiết tham khảo tại đây hoặc liên hệ 18006689 |