Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống: Nguyên nhân & Cách điều trị
Cơn đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống thường rất hay gặp ở nhóm những người cao tuổi, nhóm làm việc văn phòng do thói quen ngồi nhiều của họ. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân gây ra vấn đề này và cách điều trị phù hợp
I - Nguyên nhân gây đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
Hiện tượng đầu gối bị đau khi đứng lên ngồi xuống nếu chỉ thi thoảng hoặc bất chợt xảy ra, cơn đau nhanh chóng dứt thì đa phần do tư thế ngồi hoặc do đã ngồi quá lâu. Còn nếu cứ mỗi lần bạn chuyển tư thế từ ngồi sang đứng hay từ đứng sang ngồi đều cảm thấy đau thì sẽ liên quan tới một số vấn đề bệnh lý.
1. Do ngồi lâu, ngồi sai tư thế
Dáng ngồi, thời gian ngồi thường là những lý do phổ biến gây ra các cơn đau gối bất chợt khi đứng lên. Khi bạn ngồi quá lâu thì sẽ khiến các nhóm cơ và khớp quanh gối bị cứng lại do không có hoạt động, vì thế trọng lực đột ngột dồn vào đầu gối khi đứng lên có thể gây ra các cơn đau nhức. Điều này bạn sẽ thấy khá rõ khi đứng lên sau khi ngồi uống trà đá trên những chiếc ghế thấp hay vỉa hè, sau khi ngồi nhậu lâu,... bởi những trường hợp này, chân thường khá ít hoạt động và chủ yếu ngồi đúng 1 tư thế.
Hoặc dáng ngồi cũng là tác nhân gây ra cơn đau gối khi đứng lên ngồi xuống, ví dụ: ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm, ngồi khoanh chân,... Các kiểu ngồi này đều khiến máu lưu thông tới đầu gối kém đi, các nhóm cơ trở nên căng thẳng hơn (nhất là khi ngồi xổm, ngồi vắt chân), do đó sẽ khiến bạn cảm thấy đau khi đứng dậy.
2. Viêm, thoái hóa khớp gối
Ở những người bị chứng viêm hoặc thoái hóa khớp gối thì lớp sụn đầu gối thường bị viêm hoặc mài mòn, mà đây là lớp đệm giúp giảm thiểu ma sát giữa các nhóm xương khi chân di chuyển. Vì thế khi đứng lên ngồi xuống thì các nhóm xương bị ma sát mạnh và tạo ra cơn đau. Ngoài ra sụn nếu không đủ khỏe thì tỷ lệ trọng lực cơ thể truyền qua mỗi khi đứng lên ngồi xuống sẽ không được phân bổ đều & có thể gây đau một số nhóm khớp.
3. Hội chứng đau xương bánh chè Patellofemoral
Giữa xương đầu gối và xương bánh chè có một phần khớp đệm giữa được gọi khớp xương bánh chè, mỗi khi chân di chuyển hay có hoạt động co gập đầu gối thì phần khớp này sẽ trượt trong rãnh xương đùi. Nếu vì lý do nào đó mà phần khớp này bị tổn thương (viêm, chấn thương, căng thẳng..), trượt không đúng rãnh,.. sẽ gây ra cảm giác đau nhức đầu gối khi đứng lên ngồi xuống.
4. Viêm gân bánh chè
Là một đoạn gân nối giữa xương bánh chè và xương chày, những người thường có các hoạt động phải nhảy cao, chạy, bơi lội,.. có tỷ lệ bị viêm gân bánh chè khá cao. Khi bị viêm thì thường sẽ cảm nhận được các cơn đau ở quanh khu vực đầu gối do trọng lực cơ thể được truyền qua đoạn gân này.
5. Rách sụn chêm
Ở phần đầu gối, khu vực tiếp xúc giữa xương chày và xương đùi có 2 lớp sụn hình chữ C. Nhiệm vụ của chúng là hấp thụ lực, phân bổ trọng lực và tạo sự ổn định cho đầu gối. Nếu lớp sụn này bị rách sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức mỗi khi thay đổi tư thế đứng lên hay ngồi xuống. Có nhiều lý do có thể gây rách sụn chêm nhưng phổ biến là do xoay người đột ngột, thoái hóa hoặc căng thẳng.
6. Hội chứng dải chậu chày Iliotibial
Là dải mô xơ (IT band) kéo dài từ hông tới vị trí đùi ngoài và xương ống chân (nằm ở dưới đầu gối). Ở những người mắc hội chứng dải chậu chày thì dải dây IT này bị viêm hoặc căng thẳng và sẽ khiến có cảm giác đau dọc bên ngoài khớp gối. Đặc biệt khi đứng lên ngồi xuống thì phần dải IT sẽ cọ xát vào phần xương nhô ra ở phần bên ngoài của đầu gối và gây ra cơn đau gần đầu gối.
7. Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là các túi chất lỏng thường nằm gần các khớp hoặc mô thường xuyên phải ma sát với nhau, nhiệm vụ của chúng là giảm thiểu ma sát và giúp gân, cơ xương quanh khớp chuyển động trơn tru hơn. Người bị viêm bao hoạt dịch đầu gối sẽ thường cảm thấy đau nhức, sưng đỏ ở khớp gối, nhất là khi có các hoạt động phải uốn cong gối như đứng lên ngồi xuống.
8. U nang Baker
Đây là những túi chất lỏng hình thành sau khi cơ thể gặp các vấn đề về xương khớp như viêm khớp gối, rách sụn chêm,... Khi thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống thì các khối u này sẽ bị nén giữa các cơ và cấu trúc ở phía sau đầu gối, dẫn đến khó chịu hoặc đau.
9. Bệnh Gout
Khi hàm lượng urat tích tụ và đọng lại trong khớp và bám lại vào các lớp sụn, từ đó màng dịch bị kích thích, gây ra tình trạng viêm, tiết ra nhiều chất dịch ở bến trong khớp gối, lâu ngày dẫn tới tình trạng gout nghiêm trọng. Đặc biệt khi tình trạng gout nặng, người bệnh còn cảm thấy đau nhức khó chịu khi vận động như đi lại, đứng lên ngồi xuống, duỗi chân…
II - Đứng lên ngồi xuống bị đau đầu gối có nguy hiểm không?
Tùy theo mức độ, nguyên nhân và tần suất của cơn đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống mà mỗi người sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Thông thường nếu không phải do bệnh lý hay mức độ không nặng thì cơn đau sẽ dẫn thuyên giảm và biến mất sau vài tuần. Nhưng khi cường độ cơn đau dữ dội, khiến bạn khó di chuyển thì nên thăm khám y tế để chẩn đoán lý do và có phương án điều trị thích hợp.
Khi không được điều trị đúng cách, ngoài các cơn đau khó chịu khi đứng dậy thì có thể người bệnh sẽ khó khăn khi di chuyển, khó leo cầu thang hoặc dễ vấp ngã. Nặng hơn thì phần khớp gối có thể sưng to, biến dạng và có thể gây bại liệt, không đứng lên được.
III - Chẩn đoán tình trạng đứng lên ngồi xuống đau đầu gối thế nào?
Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây cơn đau khi đứng lên ngồi xuống, người bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các bước xét nghiệm cần thiết, từ đó bác sĩ sẽ nhìn vào kết quả để xác định chính xác nguyên nhân. Một số bước chuẩn đoán thông thường bao gồm:
- Khám tổng quan sức khỏe: Xác định vị trí cơn đau, tìm hiểu lý do xuất hiện cơn đau qua những câu hỏi mà bác sĩ đặt ra, tiếp theo kiểm tra đầu gối bị tổn thương ở mức độ như thế nào, cụ thể như: Sưng tấy như nào, kích ứng ra sao, có nguy cơ gặp phải chấn thương tiềm ẩn không… Không chỉ vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh đi lại để có thể xem tình trạng của người bệnh.
- Xét nghiệm: Sau khi nghi ngờ bệnh lý xương khớp mà người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đi làm các bước xét nghiệm tiếp theo để có thể phân biệt và xác định tình trạng bệnh.
- Chụp X-Quang: Qua hình ảnh chụp, bác sĩ sẽ có thể xem xương khớp của người bệnh có gặp phải tổn thương tiềm ẩn ở đâu không. Điển hình là ảnh chụp X-quang có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn tình trạng gãy xương, viêm xương khớp, chấn thương khu vực mô mềm hay các cấu trúc khác ở cạnh đầu gối.
IV - Bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống phải làm sao?
Tùy vào tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ có những phương án điều trị phù hợp. Thông thường nếu cơn đau được chuẩn đoán là nhẹ, người bệnh chỉ cần về nghỉ ngơi và thực hiện một số phương pháp tự điều trị tại nhà như chườm nóng, chườm lạnh, luyện tập, châm cứu và uống thuốc. Nhưng nếu cơn đau nặng, bác sĩ sẽ xem xét và yêu cầu người bệnh cần thực hiện phẫu thuật.
1. Chườm nóng, lạnh
Quá trình chườm nóng hoặc chườm lạnh sẽ giúp người bệnh cảm thấy cơn đau được giảm đi ít nhiều và cũng giúp tiêu sưng. Kỹ thuật chườm lạnh, thông thường được áp dụng cho các trường hợp là các vết thương mới, còn đối với chườm nóng thì phù hợp với những tình trạng đau xương khớp mãn tính.
2. Châm cứu
Theo các nghiên cứu, kỹ thuật châm cứu sẽ giúp kích thích cơ thể sản xuất endorphin và serotonin giúp giảm cơn đau đầu gối khi được châm vào đúng điểm. Mặc dù chưa thực sự có nghiên cứu rõ ràng, thế nhưng đây là phương pháp được lưu truyền hàng ngàn đời nay, vì thế nhiều bác sĩ cũng không thể phủ nhận được tác dụng của nó.
3. Dùng thuốc trị xương khớp
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau được bán tại nhà thuốc. Tuy nhiên, tránh lạm dụng thuốc giảm đau nếu không có sự chỉ định của bác sĩ, sau đó có thể tuân thủ theo thuốc mà bác sĩ kê đơn để vừa giảm đau vừa khắc phục được bệnh tái diễn.
Sản phẩm hỗ trợ xương khớp, thay đổi yếu tố cơ địa kém, dễ mắc bệnh viên khớp Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mang lại hiệu quả thực sự vượt trội, được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO về chất lượng nhà máy sản xuất.
Viên khớp nhờ cơ chế thay đổi yếu tố cơ địa, giúp cơ địa từ dễ mắc bệnh cân bằng lại trạng thái, điều chỉnh cơ địa để ngăn tình trạng đau xương khớp tái phát trong thời gian dài. Cùng với đó giúp giảm đau nhanh trong các trường hợp thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gout…
4. Vật lý trị liệu
Các kỹ thuật vật lý trị liệu sẽ được kết hợp trong quá trình điều trị bệnh, đây sẽ là cách giúp quá trình phục hồi được tiến triển nhanh hơn. Đối với vật lý trị liệu, bác sĩ hướng dẫn sẽ chỉ cho bạn các bài tập liên quan tới sức mạnh, kéo giãn cơ xương, xoa bóp, massage để giảm đau và giúp đầu gối khỏe mạnh.
5. Phẫu thuật
Thường là phương án cuối cùng khi các giải pháp điều trị chứng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống tại nhà không mang lại hiệu quả. Người bệnh sẽ cần được chuẩn đoán chuyên sâu kỹ, đánh giá mức độ rủi ro bởi các bác sĩ chuyên khoa. Đây là phương án tương đối tốn kém và cần thời gian phục hồi khá dài.
IV - Lưu ý để tránh bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống?
Nhìn chung những thói quen sinh hoạt sẽ quyết định rất lớn tới khả năng bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống, do đó bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau:
- Tránh ngồi quá lâu: Nếu bạn ngồi quá lâu trong một tư thế, sẽ khiến đầu gối của bạn chịu một áp lực lớn, điều đó sẽ dễ gây ra cơn đau đầu gối khó chịu. Bạn nên di chuyển hoặc đứng lên tại chỗ sau mỗi nửa tiếng ngồi.
- Điều chỉnh tư thế ngồi: Khi bạn cần phải ngồi liên tục nhiều giờ liền để làm việc, thì lúc này hãy điều chỉnh tư thế ngồi để giúp xương đầu gối được thư giãn, thoải mái hơn.
- Lựa chọn ghế, vị trí ngồi phù hợp: Việc chọn ghế ngồi sao cho thoải mái là một việc tương đối cần thiết, do đó lựa chọn một chiếc ghế có thể ngồi ngang hông và ở một góc vuông 90 độ, điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được tư thế ngồi phù hợp.
- Kiểm soát cân nặng: Nếu cơ thể bạn thừa cân sẽ tạo nên một áp lực cho xương khớp nói chung và vùng xương đầu gối nói riêng. Khi đầu gối là cơ quan chịu đựng nhiều lực nhất. Do đó, nếu thừa cân sẽ gây ra tình trạng tổn thương sụn khớp, gây ra cơn đau nghiêm trọng, Vậy nên, nếu kiểm soát được cân nặng tốt, điều đó sẽ giúp bạn bảo vệ đầu gối khỏe mạnh không có nguy cơ gặp tổn thương.
- Tập thể dục đều đặn: Dành thời gian tập luyện, vận động cơ thể là cách giúp duy trì sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, không phải bài tập nào cũng hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên lựa chọn những môn nhẹ nhàng, ít dùng lực như bơi lội, yoga thiền đình, đi bộ…
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống tuy không ảnh hưởng tới tính mạng, tuy nhiên nếu không tìm ra phương pháp điều trị kịp thời thì nguy cơ cao cơn đau sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt. Nếu còn câu hỏi thắc mắc hoặc vấn đề chưa được giải đáp, vui lòng gọi tới tổng đài để được hỗ trợ.