Đau dạ dày thượng vị - dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

02-04-2022 12:04:03

Đau dạ dày thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tìm hiểu nguyên nhân gây đau dạ dày thượng vị để tìm cách điều trị bệnh hiệu quả.

Đau dạ dày thượng vị do nhiều nguyên nhân gây ra

Đau dạ dày thượng vị là đau ở đâu?

Đau dạ dày thượng vị là khu vực bụng có ranh rới từ rốn trở lên đến phía dưới xương hạ sườn. Cơn đau ở khu vực này có có thể âm ỉ hoặc dữ dội.

Nguyên nhân gây đau dạ dày thượng vị

Bên cạnh các nguyên nhân do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, đau dạ dày thượng vị cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm, cụ thể:

Bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày xảy ra khi cơ vòng thực quản không hoạt động bình thường, khiến dịch vị mang theo acid dạ dày trào ngược lên thực quản, gây tổn thương cho các cơ quan như ống thực quản, thanh quản, khí quản và vùng hầu họng.

Khi bị trào ngược dạ dày, bên cạnh cảm giác đau dạ dày thượng vị, người bệnh còn gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, khàn tiếng, hôi miệng… Cơn đau có thể lan rộng trên ngực, hoặc lan ra cánh tay và sau lưng, khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý về tim và phổi.

Bệnh viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hình thành các ổ viêm nhiễm, sau một thời gian dài không điều trị gây ra những vết loét dạ dày khiến người bệnh đau đớn khó chịu.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày như do ăn nhiều đồ cay nóng, do căng thẳng stress kéo dài, do dùng các chất kích thích, do nhiễm vi khuẩn HP, do dùng thuốc kháng sinh, các loại thuốc giảm đau sai cách gây tổn thương dạ dày.

Viêm loét dạ dày nếu không điều trị sớm có thể gây ra tình trạng viêm loét mạn tính, thậm chí là thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Viêm loét dạ dày là nguyên nhân chính gây đau dạ dày thượng vị

Thủng dạ dày

Trong trường hợp người bệnh viêm loét dạ dày bị đau dạ dày thượng vị nặng, kèm theo cường độ đau tăng dần, nôn ói khi ăn vào, có hiện tượng sốt cao, đau liên tục trong thời gian dài, bụng căng cứng thì đây rất có thể là biểu hiện của thủng dạ dày.

Người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

Rối loạn vận động mật

Rối loạn vận động mật là sự suy giảm chức năng của túi mật mà không có sự xuất hiện của sỏi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra tình trạng đau thượng vị lan sang vùng hạ sườn phải, khó tiêu, đầy hơi, đau quặn, làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh này có thể do căng thẳng, hoặc cơ trơn túi mật hoặc cơ vòng oddi thắt quá chặt hoặc do chức năng tuyến giáp có vấn đề.

Do giun chui ống mật

Đối với người không tẩy giun theo định kỳ, người bệnh có thể gặp tình trạng giun từ ruột non chui ngược lên hành tá tràng và bò vào túi mật, gây ảnh hưởng đến chức năng của ống mật. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác đau vật vã vùng thượng vị, mồ hôi toát ra nhiều, buồn nôn và nôn liên tục.

Để xác định được chính xác nguyên nhân, người bệnh cần tiến hành chụp chiếu, từ đó giúp điều trị kịp thời.

Giun chui ống mật có thể gây đau vùng thượng vị

Đau dạ dày thượng vị cần làm gì?

Để cải thiện tình trạng đau dạ dày thượng vị, người bệnh cần kết hợp thực hiện 3 nguyên tắc đó là thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi chế độ sinh hoạt và sử dụng thuốc dựa theo căn nguyên gây bệnh.

Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ góp phần tích cực vào quá trình điều trị bệnh lý liên quan đến đau dạ dày thượng vị. Người bệnh nên thu xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng vì nó có thể gây áp lực cho dạ dày, khiến các cơn đau vùng thượng vị dễ bị tái phát.

Người bệnh nên ăn đúng giờ, ăn uống điều độ, không ăn quá no hoặc để bụng đói, hạn chế ăn khuya, không ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc đun nấu lại nhiều lần. Cần kiêng các món cay, chua, nóng, đồ ăn dầu mỡ vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày.

Đồ ăn cay nóng có thể khiến cơn đau dạ dày gia tăng

Dùng thuốc Tây

Trong trường hợp đau dạ dày thượng vị do các vấn đề bệnh lý, người bệnh có thể được kê các loại thuốc giảm đau, thuốc trung hòa acid dạ dày, thuốc kháng viêm trong trường hợp dạ dày bị viêm loét, thuốc trị đầy hơi, ợ hơi, thuốc chống nôn…

Tuy nhiên, các loại thuốc Tây này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng để chữa đau dạ dày thượng vị, tốt nhất chỉ nên dùng thuốc Tây khi có chỉ định của bác sĩ và đảm bảo dùng đúng theo hướng dẫn.

Dùng thuốc giảm đau có thể gây tác dụng phụ

Dùng thuốc dạ dày Đông y

Trong trường hợp bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, người bệnh có thể sử dụng thuốc dạ dày Đông y để cải thiện tình trạng đau dạ dày vùng thượng vị.

Ưu điểm đặc biệt của thuốc dạ dày Đông y là tuy không có hiệu quả nhanh chóng như thuốc Tây nhưng lại an toàn và có tác dụng lâu dài, phù hợp với các bệnh mạn tính.

Bài thuốc chữa bệnh dạ dày nổi tiếng, được nhiều thế hệ người bệnh tin dùng là bài thuốc hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống bí truyền.

Bài thuốc này hiện đã được chuyển giao và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tại nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO dưới dạng viên nén tiện dụng.

Người bệnh có thể tham khảo lựa chọn thuốc dạ dày Đông y để sớm cải thiện chứng đau dạ dày thượng vị hiệu quả.

Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //