Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn những gì để giảm đau, nhanh khỏi bệnh?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với những người bị đau dạ dày chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh rất tốt. Dám chắc có nhiều người bệnh chữa rõ bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì để giảm đau? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết.
I - Đau dạ dày nên ăn gì cho tốt?
Đối với những người bị đau dạ dày, ngoài dùng thuốc theo phác đồ thì cần thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm dưới đây để hệ tiêu tiêu hóa hoạt động ổn định nhất.
1. Chuối
Loại quả quen thuộc này không chỉ ngon miệng, dễ tiêu hóa mà còn tốt cho những người bị đau dạ dày bởi những lý do sau:
- Chuối chứa nhiều chất điện giải giúp giảm tình trạng buồn nôn, tiêu chảy.
- Tính kiềm trong chuối giúp trung hòa axit trong dạ dày, tốt cho những người bị trào ngược.
- Chuối chứa nhiều pectin - một loại chất xơ hòa tan giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng. Ngoài ra tinh bột trong loại quả này còn rất tốt cho sự phát triển của các lợi khuẩn trong dạ dày, bảo vệ và chữa lành các vết loét do viêm dạ dày gây ra.
2. Cơm
Cơm trắng giúp bảo vệ tốt niêm mạc dạ dày, làm dịu đi mọi kích ứng. Người bị đau dạ dày nên chọn ăn những món được chế biến trực tiếp từ cơm, cháo. Trong quá trình chế biến cần nấu mềm, kỹ cho dễ tiêu hóa; hạn chế tình trạng cơm khô, cháy làm tổn thương đến niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra chúng ta cũng nên hạn chế ăn bún, phở được chế biến từ tinh bột lên men.
3. Táo, hành tây, cần tây
Theo nghiên cứu, các thực phẩm chứ flavonoid giúp ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn HP. Ngoài ra trong táo, cần tay và hành tây chứa chất chống oxy hóa cực lớn nhằm kiểm soát các gốc tự do trong cơ thể.
Ngoài ra, táo hay hành tây, cần tây chứa nhiều protein thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Các triệu chứng như táo bón, đầy chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy được thuyên giảm trong thời gian ngắn.
Trung bình mỗi ngày người bị đau dạ dày nên ăn từ 1 - 2 quả táo hoặc 100 - 200gr hành tây và cần tây để cải thiện tốt bệnh dạ dày và tăng cường sức khỏe.
4. Sữa chua
Đau dạ dày nên ăn gì thì chắc chắn không thể thiếu nhóm thực phầm giàu Probiotics - sữa chua. Loại thực phẩm này chứa nhiều lợi khuẩn giúp tăng miễn dịch cho đường ruột.
Khi sử dụng sữa chua giúp hệ tiêu hóa hoạt động linh hoạt và nâng cao sức đề kháng. Các triệu chứng bệnh lý liên quan đến dạ dày như: viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày được cải thiện nhanh chóng.
5. Khoai tây
Khoai tây chứa nhiều tinh bột, cellulose, giàu vitamin B1, B2, phốt pho… có vai trò tốt trong việc hấp thụ các loại axit dư thừa trong dạ dày.
Vì vậy người bị đau dạ dày dùng khoai tây thường xuyên trong các bữa ăn có thể chữa đau dạ dày rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng nhuận tràng, ngừa tiêu chảy.
6. Yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt
Bột yến mạch là loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng, các axit béo không no, cùng một số khoáng chất như canxi, sắt, photpho… bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Sử dụng bột yến mạch khoa học giúp cải thiện đường ruột, nhuận tràng; bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Người bị đau dạ dày nói riêng và những người thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa nói chung dùng bột yến mạch sẽ rất có lợi. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại hạt giàu dinh dưỡng khác để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
7. Bánh mì
Bánh mì là thực phẩm cải thiện các triệu chứng đau dạ dày được nhiều người tin dùng. Bánh mì có kết cấu khô nên chúng có khả năng hút dịch vị dư thừa có trong dạ dày. Ngoài ra, thành phần của bánh mì giúp ngăn ngừa tình trạng axit bào mòn dạ dày mỗi khi xuất hiện cơn đau.
Khi ăn bánh mì bạn nên chọn ăn bánh mì nướng để đạt hiệu quả điều trị cao. Đồng thời không nên ăn bánh mì kèm với bơ, mứt hay phô mai, đồ chua cay khác sẽ làm giảm tác dụng của bánh mì với triệu chứng đau dạ dày.
8. Nước canh hoặc Soup
Nước canh hầm xương không chỉ ngon miệng, bổ nhiều dinh dưỡng mà còn giúp nhanh lành các vết loét ở niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, nước canh hầm xương còn rất tốt cho sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, ngăn ngừa chứng viêm loét dạ dày hiệu quả.
9. Trà thảo dược
Các loại trà thảo dược hoặc trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp đẩy lùi bệnh viêm dạ dày hiệu quả. Trà có nguyên liệu chính từ thiên nhiên với hoạt chất làm giảm hoạt động của vi khuẩn gây bênh. Ngoài ra, dưỡng chất từ thảo dược hay lá trà tạo thành chất kháng sinh đặc hiệu để làm dịu cơn đau dạ dày nhanh chóng.
II - Người bị đau dạ dày không nên ăn uống gì?
Bên cạnh những món ăn tốt cho dạ dày thì người bệnh cũng cần phải tránh các món ăn sau khi gặp phải vấn đề về đường tiêu hóa, bao gồm như sau:
1. Những đồ ăn cay nóng
Những món đồ ăn cay, nóng kích thích vị giác nhưng là điều cấm kỵ đối với các cơn đau dạ dày. Theo các chuyên gia, đồ ăn cay nóng làm tăng hàm lượng axit, kích thích niêm mạc dạ dày khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Món ăn cay nóng khiến tốc độ tiêu hóa chậm kèm theo cơn nóng rát âm ỉ trong dạ dày.
2. Đồ ăn giàu chất béo
Những thức ăn giàu chất béo rất khó tiêu hóa, ăn nhiều làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Lúc này dạ dày cần co bóp hết công suất để tiêu hóa lượng thực ăn nhiều dầu mỡ nạp vào cơ thể. Ngoài ra, chất béo là thành phần gây kích thích đường ruột trường hợp nặng dẫn tới các triệu chứng như tiêu chảy, chán ăn, táo bón…
3. Thực phẩm chiên rán, hun khói
Những đồ ăn này chứa lượng muối cao, ăn nhiều sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho niêm mạc dạ dày, là yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh ung thư dạ dày, ung thư ruột kết…
4. Hải sản sống
Nhóm thực phẩm này có tính hàn mạnh, ăn thường xuyên sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tổn thương đường tiêu hóa.
Ngoài ra hàm lượng protein trong hải sản sống khi được nạp vào cơ thể cũng không dễ tiêu hóa. Ăn lâu dài, thường xuyên sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của dạ dày cũng như gây ra các rối loạn tiêu hóa khác.
5. Đồ chua hay các loại thực phẩm lên men
Các loại cà muối, dưa muối, trái cây chua có tính axit cao như chanh, cam, quýt… khiến cho hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao, tình trạng bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn.
6. Các loại đậu
Một số loại đậu tương, đậu đen, đậu xanh… chứa Carbohydrate - một hoạt chất rất dễ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Người bị bệnh dạ dày không nên dùng kết hợp các loại đậu trong cùng 1 thời điểm. Việc ăn quá nhiều đậu khiến triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu trở nên trầm trọng hơn.
7. Chất kích thích
Cà phê, bia rượu, thuốc lá… không tốt cho sức khỏe dạ dày cũng như sức khỏe tổng thể. Các chất kích thích có trong rượu bia hay thuốc lá khiến mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại và gia tăng axit trong dạ dày. Khi đó niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng và không đủ khả năng để khôi phục như ban đầu.
III - Nguyên tắc khi xây dựng chế độ ăn cho người đau dạ dày
Thức ăn ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày do đó một chế độ ăn uống hợp lý giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ bị dạ dày. Sau khi nắm rõ thông tin đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì thì bạn nên chú ý đế nguyên tắc ăn uống dưới đây:
1. Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa
Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp cho dạ dày tránh phải co bóp liên tục. Cũng nhờ vậy mà những cơn đau bụng, đầy chướng bụng bị hạn chế.
Các bạn có thể tham khảo một số đồ ăn mềm như ruột bánh mì, bơ, sữa chua, khoai lang, cháo, súp…
2. Ưu tiên thực phẩm tốt cho dạ dày
Những nhóm thực phẩm sau cần tăng cường ăn để tình hình bệnh được cải thiện tốt hơn.
- Rau xanh: rau rất giàu chất xơ và magie, dinh dưỡng tốt cho hoạt động tiêu hóa cũng như bệnh đau dạ dày. Nên ăn nhiều các loại như rau mồng tơi, súp lơ, tía tô, cải bẹ xanh, cải bắp, diếp cá, lá mơ, rau chân vịt…
- Thực phẩm Probiotic: tiêu biểu là sữa chua, chứa nguồn lợi khuẩn rất cao giúp ổn định đường tiêu hóa, cân bằng dinh dưỡng đường ruột.
- Thực phẩm Pectin: có tác dụng hiệu quả giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giúp tăng cường lợi khuẩn. Nhóm thực phẩm này được tìm thấy nhiều trong một số loại hoa quả như táo, ổi, lê, dâu tây…
- Ngũ cốc: một số loại ngũ cốc như đậu, khoai, lúa mì, bột yến mạch giàu hàm lượng chất xơ và protein cao. Những người bị chứng trào ngược dạ dày thực quản dùng sẽ rất tốt vừa giúp thuyên giảm nhanh triệu chứng lại củng cố đường tiêu hóa.
- Những thực phẩm chống oxy hóa: chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào chống lại các gốc tự do, ngừa bệnh tật. Từ đó bảo vệ tốt niêm mạc dạ dày, nhanh chóng chữa lành các vết loét. Nguồn chất chống oxy hóa tốt nhất đến từ trái cây, rau quả như trong quả mọng, cam, ớt chuông, đu đủ, bông cải xanh, các loại hạt…
- Nguồn thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất: có vai trò nổi bật trong việc tái cấu trúc niêm mạc dạ dày cũng như giúp cơ thể khỏe mạnh. Trong thực đơn hằng ngày bạn cần bổ sung nguồn vitamin A,C,D, E.. qua các loại rau màu xanh đậm, sữa, các loại quả, hạt, nước ép hoa quả, khoai lang, khoai tây…
3. Hạn chế thực phẩm gây kích ứng dạ dày
- Nhóm thực phẩm có tính axit: chúng rất dễ khiến do dạ dày bị tăng tiết dịch vị, làm cho những cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Do vậy chúng ta cần loại bỏ những đồ ăn như dưa, cà muối, mắm tôm, tép, trái cây có vị chua.
- Nhóm thực phẩm cay nóng: dùng nhiều sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, đau nhiều hơn. Người bị đau dạ dày không nên dùng nhiều các loại gia vị cay như ớt, chanh, tỏi… trong các món ăn thường ngày.
- Nhóm thực phẩm khó tiêu: khiến cho dạ dày phải làm việc nhiều hơn gây tổn thương dạ dày. Không chỉ vậy trong nhóm thực phẩm này còn có chứa hàm lượng lớn acid cyanhydric không tốt cho dạ dày. Vì thế nên trong khẩu phần ăn thường ngày, người bệnh bị đau dạ dày nên hạn chế các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ; xôi, lạc, sắn, xúc xích…
- Đồ uống có cồn: rượu, bia, trà, cà phê, nước ngọt… làm tăng tiết dịch vị axit dạ dày làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dần dần hình thành nên những vết loét. Vì vậy trong những bữa tiệc, cuộc nhậu người bị đau dạ dày cũng hạn hạn chế dùng với liều lượng vừa đủ để tránh bệnh tật nặng thêm.
4. Ăn uống đúng giờ, khoa học
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian ăn cũng quan trọng như đồ ăn, thức uống mà chúng ta nạp vào cơ thể. Thời điểm lý tưởng để ăn bữa sáng trong ngày là khoảng từ 7 - 9h, bữa trưa từ 12 - 14h, còn bữa tối thì nên ăn trước 18h30. Tuy nhiên nếu bận rộn chúng ta có thể ăn trong khoảng thời gian từ 18h - 21h.
Cần ăn đủ 3 bữa chính trong ngày, không nên để bụng quá no hay quá đói. Người giảm cân cũng không nên bỏ bữa bởi đó không phải là cách hay mà còn hại cho sức khỏe.
5. Uống đủ nước mỗi ngày
Lúc mới ngủ dậy là thời điểm tốt nhất để uống nước, giúp lọc gan, ruột, thận. Ngoài nước lọc chúng ta có thể dùng nước trái cây cũng rất tốt cho sức khỏe vừa bổ sung nước, vừa bổ sung nguồn vitamin dồi dào.
Nên tránh xa loại nước có ga bởi chúng chứa hàm lượng axit cao, khi vào dạ dày sẽ làm cho các vết loét thêm nặng.
Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì khách hàng cần lưu tâm để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khi tạo dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và duy trì thể trangj tốt nhất. Dinh dưỡng và phác đồ điều trị khoa học là 2 nhân tố quan trọng để giảm bệnh lý liên quan đến dạ dày hiệu quả.